Văn hóa các dân tộc là thế mạnh của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế

13:03 11/02/2023

Văn hóa các dân tộc Việt Nam vừa góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần; đồng thời là thế mạnh của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đây là khẳng định của quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân vào ngày 11/2, trong lễ khai mạc Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Ngày hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương tổ chức nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao sự cố kết cộng đồng, giáo dục các thế hệ người Việt Nam ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa.

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại lễ khai mạc Ngày hội. (ảnh: Trần Huấn).

Đến dự và phát biểu tại sự kiện, quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân biểu dương Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ ngành liên quan, các địa phương và bà con dân tộc đã có nhiều sáng kiến, nỗ lực bền bỉ duy trì và phát triển hoạt động của của Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam thời gian qua.

Đồng chí khẳng định: Văn hóa các dân tộc ở ta mang tính đặc sắc riêng có của Việt Nam, vừa thống nhất, vừa đa dạng. Đây là công lao, kết quả sáng tạo, gìn giữ, trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác của 54 dân tộc anh em. Văn hóa các dân tộc Việt Nam vừa góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần; đồng thời là thế mạnh của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng.

Quyền Chủ tịch nước cũng đồng thời bày tỏ mong muốn đồng bào các dân tộc tiếp tục kề vai sát cánh, phát huy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vươn lên cùng giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc; nỗ lực gìn giữ, giới thiệu các giá trị văn hóa tốt đẹp đến nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế và trao truyền cho thế hệ trẻ, góp phần bồi đắp sức mạnh và giá trị Việt Nam, đưa đất nước ta ngày càng phát triển phồn vinh, hạnh phúc.

Nhiều hoạt động hấp dẫn được đồng bào trình diễn tại lễ khai mạc Ngày hội. (ảnh: Trần Huấn).

Theo Bộ Trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” là dịp để đồng bào các dân tộc chia sẻ tình cảm gắn bó keo sơn một nhà, cùng ước vọng về một năm mới may mắn, bình an, hạnh phúc. Qua 12 kỳ tổ chức với rất nhiều đổi mới về hình thức, nội dung, Ngày hội đã trở thành hoạt động có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết; đồng thời là cơ hội để giao lưu trao đổi kinh nghiệm, hướng tới mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc.

Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2023 diễn ra trong 2 ngày 11 – 12/2.  Ngày hội quy tụ hơn 200 đồng bào từ 25 cộng đồng dân tộc đến từ 14 tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có các đại diện là nhân sĩ, trí thức, già làng, trưởng bản, nghệ nhân… Ngoài ra còn có khoảng 100 đồng bào đang hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam là đồng bào dân tộc Nùng, Tày (Thái Nguyên), Dao (Hà Nội), Mông (Hà Giang), Mường (Hoà Bình), Thái (Sơn La), Khơ Mú (Nghệ An), Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế), Ba Na, Gia Rai (Gia Lai), Xơ Đăng (Kon Tum), Raglai (Ninh Thuận), Ê Đê (Đắk Lắk), Khmer (Sóc Trăng).

Đồng bào và du khách hòa trong không khí tưng bừng của Ngày hội. (ảnh: Trần Huấn).

Trong ngày khai hội có chương trình nghệ thuật với chủ đề “Bài ca mừng Đảng quang vinh - mừng Xuân đất nước”, hoạt động hưởng ứng “Tết trồng cây - Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”, tái hiện Lễ hội đền tháp của dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận, trích đoạn “Chậm đò ho” của dân tộc Thổ tỉnh Thanh Hóa, giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại “Nghệ thuật Xoè Thái” của tỉnh Sơn La.

Đặc biệt, tại chương trình “Hội Xuân”, đồng bào dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận giới thiệu các điệu múa trên đền tháp, nghệ thuật Di sản Gốm Bàu Trúc, trình diễn giới thiệu nghề Dệt Mỹ Nghiệp.

Bên cạnh đó, đồng bào các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng sẽ giới thiệu ẩm thực, các món ăn ngày Tết như bánh chưng, xôi nếp ba màu, gà quay dân tộc, lợn quay, thịt sấy, lạp xưởng, thắng cố, rượu ngô… Dịp này, du khách đến Làng còn có dịp hòa vào không khí vui tươi, phấn khởi của Ngày hội khi tham gia, tìm hiểu nhiều trò chơi dân gian như nhảy sạp, đi cà kheo, bắn cung, đi cầu kiều, đánh đu...

N.Hoa

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT. Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Nhiều ý kiến cho rằng, quy định này không sai nhưng không còn phù hợp với thực tế.

Giữa lúc giá nhà chung cư ở Hà Nội tăng với tốc độ chóng mặt, khiến giấc mơ mua nhà của hàng chục ngàn gia đình ngày càng trở nên xa vời thì lại đang có hàng nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang suốt nhiều năm qua. Thực tế này không chỉ gây lãng phí nguồn vốn đầu tư công mà còn là sự bất cập của chính sách.

Chiều 25/10, trao đổi với PV Báo CAND, Đại tá Nguyễn Hà Lai, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đang giữ hình sự đối với bà Hoàng Thị Kim Châu, nguyên Tổng Giám đốc Công ty CP Bách Đạt An để làm rõ các hành vi vi phạm theo nội dung đơn tố giác của công dân.

Ngày 25/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh đối với Phạm Hồng Tuyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Lạc Sơn  - Yên Thủy về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự.

Sau 5 ngày tích cực điều tra, ngày 25/10, Công an huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) phối hợp với Cảnh sát hình sự Công an TP Đà Nẵng đã truy xét và bắt giữ thành công đối tượng gây ra vụ dùng dao khống chế, cướp tài sản phụ nữ đi đường trên địa bàn huyện Hòa Vang.

Ngày 25/10, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Quý Lãm (SN 1986, trú tại xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) và tuyên phạt bị cáo 25 năm tù về hai tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan tổ chức”. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文