Vì sao không thi hành án được hàng nghìn tỷ của bà Hứa Thị Phấn, ông Đinh La Thăng?

19:04 20/03/2023

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết, có hai nguyên nhân khiến phần dân sự của bản án kinh tế, tham nhũng khó thi hành.

Ngày 20/3, trong phần trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về vấn đề phần dân sự của bản án kinh tế, tham nhũng khó thi hành, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết có hai nguyên nhân.

Một là bản án tuyên không rõ nên khó thi hành. Trong đó, tỷ lệ bản án tuyên không rõ đã được khắc phục rất nhiều từ nhiều năm trước, cho đến nay còn rất ít và đã báo cáo hàng năm, trong một năm khoảng hơn 200 vụ.  Đối với bản án tuyên không rõ, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết, tòa án có giải pháp là phải giải thích bản án cho rõ. Sau khi cơ quan thi hành án không thi hành được bản án tuyên không rõ thì phải giải thích.

Vì sao không thi hành án được hàng nghìn tỷ của bà Hứa Thị Phấn, ông Đinh La Thăng? -0
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình trả lời chất vấn của các đại biểu.

Về nguyên nhân thứ hai là bản án đã tuyên rõ, đúng rồi nhưng không thi hành được. Chánh án TAND Tối cao lấy ví dụ trong vụ đại án Ngân hàng Xây dựng, bà Hứa Thị Phấn làm mất của ngân hàng hơn 10.000 tỷ đồng, tòa tuyên buộc bà Phấn bồi thường số tiền đó nhưng tuyên xong thì bà Phấn chết. "Đây là bản án tuyên đúng pháp luật, không thể không tuyên bà phải bồi thường"- Chánh án TAND Tối cao nói, đồng thời nêu ra ví dụ thứ hai là vụ án Ocean Bank. Trong vụ án này, ông Đinh La Thăng làm thất thoát 800 tỷ đồng, trách nhiệm dân sự của các bị cáo trong vụ án là phải liên đới bồi thường số tiền này, trong đó ông Thăng phải đền 600 tỷ đồng. "Đây là bản án cũng khó thi hành nhưng không thể không thi hành. Cách nào để làm cho bản án này thi hành trên thực tế thì chúng tôi chưa nghĩ ra giải pháp"- Chánh án TAND Tối cao nói. 

Báo cáo trước Quốc hội, Chánh án TAND Tối cao cho biết, trên thế giới cũng như Việt Nam, việc thu hồi tài sản tham nhũng khó hoàn toàn triệt để. Trong 10 năm, các cơ quan đã thu hồi được 40% số tài sản tham nhũng. Để nâng cao hơn nữa, chỉ thu hồi những tài sản tham nhũng nếu quá trình tố tụng các cơ quan chứng minh được tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.

Thu Thuỷ

Thứ trưởng Nguyễn Văn Long yêu cầu tổ chức triển khai tăng cường ứng dụng công nghệ, biện pháp kỹ thuật, khai thác dữ liệu dân cư và dữ liệu nghiệp vụ phục vụ phòng, chống tội phạm; chuyển đổi trạng thái các mặt công tác từ truyền thống sang ứng dụng công nghệ hiện đại. 

Chiều 16/7, Cục Hậu cần tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và tổng kết phong trào thi đua “Vì An ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020-2025. Trung tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Thiếu tướng Phạm Văn Sơn, Cục trưởng Cục Hậu cần chủ trì hội nghị.

Việc phân cấp công tác đăng ký, cấp biển số phương tiện là một nội dung quan trọng trong lộ trình triển khai chính quyền địa phương 2 cấp nhằm bảo đảm “phi địa giới” trong thực hiện các thủ tục hành chính. Công tác này đang được Công an các phường, xã trên địa bàn Hà Nội tích cực thực hiện.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định, Hà Nội luôn sẵn sàng ưu tiên nguồn kinh phí đầu tư cho việc chuyển đổi phương tiện xanh; yêu cầu bổ sung các tuyến buýt nhỏ phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân, từng bước khép kín mạng lưới giao thông trong nội đô.

Trong lúc ôm cua tại vòng xoay Công Trường Mê Linh, xe bồn vận chuyển chất thải đã va chạm với xe gắn máy do một người phụ nữ điều khiển khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Tài xế xe bồn xuống kiểm tra phát hiện vụ việc đã ngất xỉu tại chỗ...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.