Vì sao số ứng viên được đề nghị công nhận chức danh GS, PGS năm 2022 giảm mạnh?

08:40 18/10/2022

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 356 ứng viên được các Hội đồng giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) năm 2022. Nếu so với năm 2021 thì số lượng các ứng viên được các Hội đồng GS liên ngành đề nghị công nhận chức danh GS, PGS năm nay giảm mạnh.

Vào tháng 8/2022, Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã công bố danh sách ứng viên được đề nghị xét GS, PGS năm 2022 do các Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị, gồm 447 người. Trong 26 hội đồng, ngành Kinh tế có nhiều số ứng viên nhất với 59 ứng viên, tiếp đến ngành Y học có 53 ứng viên, tiếp đến nữa là liên ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm có 50 ứng viên. Ngành Tâm lý học, Luyện Kim có số ứng viên ít nhất là mỗi ngành 1 ứng viên.

Nếu so sánh danh sách của Hội đồng GS liên ngành với danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS năm 2022, đã có 86 ứng viên bị loại, trong số này có 16 ứng viên GS và 70 ứng viên PGS. Cụ thể,  Hội đồng giáo sư ngành kinh tế có đông ứng viên nhất với 48 người (3 ứng viên GS và 45 ứng viên PGS), có 3 ứng viên bị loại so với Danh sách từ hội đồng giáo sư cơ sở. Hội đồng giáo sư liên ngành hóa học - công nghệ thực phẩm có 44 ứng viên (1 ứng viên GS và 43 ứng viên PGS), có 6 ứng viên bị loại so với danh sách từ hội đồng giáo sư cơ sở. Hội đồng giáo sư ngành y học có 43 ứng viên (7 ứng viên GS và 36 ứng viên PGS), 9 ứng viên bị loại so với danh sách từ hội đồng giáo sư cơ sở. Đặc biệt, sau vòng xét duyệt ở Hội đồng Giáo sư ngành thì Hội đồng giáo sư ngành tâm lý học không còn ứng viên nào đối với cả hai chức danh GS, PGS.

Số lượng ứng viên được đề nghị công nhận chức danh GS, PGS năm 2022 giảm mạnh so với năm 2021.

Như vậy, tổng số ứng viên được đề nghị tại các hội đồng giáo sư ngành, liên ngành năm nay là 356, giảm 138 ứng viên so với năm 2021 (494 ứng viên). Từ danh sách ứng viên này, Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2018 - 2023 sẽ tổ chức các phiên họp để xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2022.

Thực tế cho thấy, từ khi quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhân đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh, thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh GS, PGS được áp dụng, số lượng ứng viên được công nhận GS, PGS hàng năm giảm mạnh so với trước đó.

Theo một số chuyên gia, ngoài các quy định về tiêu chuẩn GS, PGS được nâng lên so với trước thì quy trình công nhận tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cũng được thực hiện chặt chẽ, minh bạch hơn từ Hội đồng GS cơ sở, Hội đồng GS ngành, liên ngành cho đến Hội đồng GS Nhà nước. Trong đó, trách nhiệm của Hội đồng GS các cấp đều được quy định cụ thể. Với quy trình này, không ít hồ sơ ứng viên GS, PGS dù được Hội đồng GS cơ sở đề xuất nhưng đã bị loại ở Hội đồng GS liên ngành, Hội đồng GS Nhà nước.

Đơn cử như vào năm 2017, cả nước có hơn 1.100 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS thì sang năm 2019, năm đầu tiên thực hiện xét GS, PGS theo Quyết định 37/2018/QĐ - TTg thì số lượng GS, PGS giảm mạnh. Cả nước có 73 nhà giáo đạt tiêu chuẩn GS và 349 nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh PGS. Đáng chú ý,  trong năm 2019, có 16 ứng viên GS, PGS bị "trượt" ở vòng Hội đồng GS Nhà nước mặc dù đã được các hội đồng ngành/liên ngành thông qua. Và từ đó đến nay, việc các ứng viên GS, PGS "trượt" ở các vòng Hội đồng GS liên ngành, Hội đồng GS Nhà nước đã trở thành chuyện bình thường. 

Cũng theo quy định tại Quyết định 37 của Thủ tướng Chính phủ, sau khi Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS sẽ tới quy trình xét bổ nhiệm chức danh GS, PGS và bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp. Theo đó, cơ sở giáo dục đại học tổ chức thu nhận hồ sơ đăng ký xét bổ nhiệm chức danh GS, PGS; phân loại theo ngành, chuyên ngành khoa học. Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học quyết định thành lập Hội đồng xét bổ nhiệm chức danh GS, PGS. Thành viên Hội đồng trao đổi, thảo luận công khai đối với từng hồ sơ của ứng viên. Mỗi hồ sơ phải được trên 1/2 tổng số thành viên Hội đồng nhất trí đưa vào danh sách bổ nhiệm. Kết quả xét phải được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.

Sau thời hạn 15 ngày công khai kết quả xét bổ nhiệm, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học ra quyết định bổ nhiệm chức danh GS, PGS đối với ứng viên có đủ điều kiện, phù hợp với cơ cấu vị trí cần bổ nhiệm. Trong quyết định bổ nhiệm phải nêu rõ ngành hoặc chuyên ngành khoa học của ứng viên và tên cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm. Ứng viên chỉ được công nhận chức danh GS, PGS sau khi có quyết định bổ nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học.

Nhiệm kỳ bổ nhiệm chức danh GS, PGS là 5 năm. Kết thúc nhiệm kỳ, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học tổ chức rà soát, đánh giá theo các quy định về cơ cấu vị trí, số lượng, tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm chức danh GS, PGS để quyết định việc bổ nhiệm lại. Việc đánh giá hàng năm đối với GS, PGS thực hiện như quy định hiện hành đối với giảng viên.

Huyền Thanh
# GS PGS

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文