Việc tự đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của các địa phương còn thiếu chính xác

09:33 24/08/2021

Thanh tra Chính phủ vừa có Tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Một trong những lý do phải sửa đổi, bổ sung, theo Thanh tra chính phủ là tình trạng tự đánh giá của các địa phương còn thiếu chính xác, thiếu căn cứ diễn ra khá phổ biến

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59 ngày 1/7/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng được xây dựng dựa trên những quan điểm và phạm vi sửa đổi như: Bám sát các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và pháp luật có liên quan; tập trung sửa đổi, bổ sung những nội dung có sai sót về lỗi chính tả, kỹ thuật trình bày văn bản để bảo đảm tính pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung; đồng thời, sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn và Luật Phòng, chống tham nhũng.

Về bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và tính khả thi của các quy định pháp luật, dự thảo Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 21 như sau: Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả đánh giá của ngành, cấp mình và gửi kết quả đánh giá để Thanh tra Chính phủ kiểm tra, đánh giá và tổng hợp. Kết quả đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được sử dụng để xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng trình Chính phủ, Quốc hội.

Theo Thanh tra Chính phủ, quy định này xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn. Từ năm 2016 đến nay, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành thí điểm đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh. Thanh tra Chính phủ đã ban hành Bộ chỉ số đánh giá, tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng chống tham nhũng. Các địa phương đều đã triển khai thực hiện, xây dựng hồ sơ và có báo cáo tự đánh giá.

Thực tế cho thấy, tình trạng tự đánh giá của các địa phương còn thiếu chính xác, thiếu căn cứ diễn ra khá phổ biến. Hằng năm, Thanh tra Chính phủ đều phải kiểm tra, đánh giá lại kết quả tự đánh giá của các địa phương, rà soát hồ sơ, đối chiếu những căn cứ, bằng chứng cụ thể để bảo đảm tính chính xác, khách quan của kết quả đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của các địa phương. Tuy nhiên, Điều 21 Nghị định số 59 quy định các bộ, ngành, địa phương gửi kết quả đánh giá cho Thanh tra Chính phủ để tổng hợp mà không quy định việc Thanh tra Chính phủ kiểm tra kết quả đánh giá sẽ dẫn đến việc chấm điểm mang tính hình thức, sẽ có những địa phương vì thành tích mà tự đánh giá không chính xác, khách quan.

Để khắc phục vấn đề này, năm 2020, 2021, Thanh tra Chính phủ báo cáo và đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá nêu trên. Tuy nhiên, việc chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá của Thủ tướng trong năm 2020 và 2021 chỉ là văn bản cá biệt, được thực hiện theo từng năm nên chưa bảo đảm căn cứ pháp lý để Thanh tra Chính phủ thực hiện thường xuyên, liên tục.

Do vậy, để việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng được chính xác, khách quan và thực chất, Thanh tra Chính phủ đề xuất sửa đổi quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định 59 theo hướng quy định rõ trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của các bộ, ngành, địa phương trước khi tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, phù hợp với thực tiễn và đề cao trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong việc tự đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng.

Đ. Nhật

Hoà cùng không khí cả nước phấn khởi, tự hào kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trong hai ngày 11 và 12/5, Đoàn công tác của Báo CAND do Thiếu tướng, nhà văn Phạm Khải, Tổng Biên tập Báo CAND dẫn đầu đã về tỉnh Quảng Bình tổ chức chương trình sinh hoạt chính trị, dâng hương, viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trao kinh phí 140 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa tặng 2 CBCS Công an tỉnh Quảng Bình có hoàn cảnh khó khăn.

Đây là thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra tại buổi làm việc với UBND TP Hồ Chí Minh triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phối hợp quản lý thị trường vàng ngày 12/5.

Có 9 cán bộ trẻ của Công an TP Hồ Chí Minh và các quận huyện trong số 263 điển hình trẻ tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong nhiều lĩnh vực dự Đại hội “Thanh niên tiên tiến TP Hồ Chí Minh làm theo lời Bác” lần thứ VIII được tuyên dương.

Theo thống kê từ Cục Cảnh sát giao thông, thời gian qua, cả nước đã xảy ra không ít vụ tai nạn giao thông (TNGT) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đáng chú ý, tuyến đường xảy ra tai nạn tập trung nhiều trên các quốc lộ (chiếm tới 35%). Thời gian xảy ra tai nạn nhiều nhất trong khung giờ 18h-24h. Giải pháp nào để giảm TNGT trên các tuyến quốc lộ, là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Phóng viên Báo CAND đã có cuộc trao đổi với ông Lê Kim Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文