Việt Nam đột phá về thủ tục nhập cảnh, hỗ trợ ngành Du lịch bứt phá sau đại dịch COVID-19

20:06 27/12/2022

Chiều 27/12 tại Đà Nẵng,  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tổ chức hội thảo "Hợp tác hàng không - du lịch: Kết nối điểm đến toàn cầu". Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Trịnh Thị Thủy chủ trì cùng sự tham dự của gần 200 đại biểu đến từ các bộ, ngành, các doanh nghiệp hàng không, du lịch trên cả nước tham dự.  

Theo Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy, Chính phủ đã ban hành những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho du khách quốc tế tới Việt Nam như: Khôi phục chính sách miễn thị thực và xuất nhập cảnh như trước khi có dịch, không yêu cầu chứng nhận tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Từ ngày 27/4/2022, dừng việc khai báo y tế với COVID-19 đối với người nhập cảnh. Từ ngày 15/5/2022, du khách tới Việt Nam không phải thực hiện xét nghiệm COVID-19 trước khi nhập cảnh.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL bà Trịnh Thị Thủy phát biểu tại Hội thảo. 

Công tác truyền thông, quảng bá du lịch Việt Nam cũng được đẩy mạnh, nhất là trên các nền tảng số. Với việc cho phép mở cửa từ ngày 15/3/2022, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á mở cửa hoàn toàn du lịch, đồng thời là một trong 62 quốc gia dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế nhập cảnh liên quan COVID-19.

Nhờ vậy, năm 2022, thị trường du lịch của Việt Nam đã dần khôi phục trở lại, nhất là du lịch nội địa. Hoạt động du lịch tại các trung tâm diễn ra sôi động, nhiều địa phương ghi nhận lượng khách tăng vọt, doanh nghiệp lữ hành đã bắt đầu quay lại thị trường; mở thêm nhiều dịch vụ, hơn 90% cơ sở lưu trú du lịch trên cả nước đã hoạt động trở lại bình thường.

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam còn hạn chế. Tính chung cả năm 2022, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ước đạt 3,5 triệu lượt, đạt 70% so với chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm. Trong khi đó, khách nội địa ước đạt 101,3 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 495.000 tỷ đồng, vượt hơn 23% so với kế hoạch đặt ra năm 2022 và bằng 66% so năm 2019...

Nguyên nhân dẫn đến lượng khách quốc tế của Việt Nam chưa được như kỳ vọng là do thời gian mở cửa đến nay chưa phải mùa du lịch quốc tế; xung đột Nga - Ukraine đã tác động đến việc nối lại đường bay Việt Nam - Nga, ảnh hưởng đến thị trường nguồn khách Nga đến Việt Nam. Hầu hết các thị trường khu vực Đông Bắc Á (chiếm gần 70% khách quốc tế đến Việt Nam) vẫn áp dụng các biện pháp chống dịch, nhất là Trung Quốc.

Về nguyên nhân chủ quan, du lịch Việt Nam hiện đang cần những cơ chế, chính sách đột phá hơn liên quan đến thủ tục nhập cảnh, thị thực; kết nối vận tải - hàng không, đường bộ; quảng bá xúc tiến du lịch… Đặc biệt là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn các tỉnh, thành phố.

Cũng theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh, du lịch và hàng không có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời trong quá trình phát triển của cả hai bên. Để đạt mục tiêu ngành du lịch đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, khoảng 102 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch khoảng 650 nghìn tỷ đồng trong năm 2023, vai trò của hàng không là rất lớn.

Ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2023.

Do đó, thời gian tới, du lịch và hàng không phải tăng cường hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa để thúc đẩy du lịch phát triển. Trong đó, đẩy mạnh hợp tác phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch. Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển hàng không - du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp du lịch và hàng không; phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng, nguồn nhân lực…

Theo Phó Trưởng phòng Phòng Vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam Bùi Minh Đăng, đến thời điểm hiện tại, thị trường hàng không quốc tế đã có hơn 63 hãng hàng không thường lệ nước ngoài và 4 hãng hàng không Việt Nam khai thác hành khách trên 154 đường bay quốc tế kết nối 26 quốc gia, vùng lãnh thổ đến 5 điểm của Việt Nam là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc. Dự báo năm 2023, dự kiến vận chuyển quốc tế đạt 34 triệu hành khách, tăng 3 lần so năm 2022.

Hội thảo lần này sẽ tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp, cùng với đó là tăng cường phổ biến pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế tới từng doanh nghiệp nhằm ngăn chặn, xử lý những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gian lận, làm ăn phi pháp, phi văn hoá gây tổn hại tới các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước trong mắt khách du lịch quốc tế.

Hội thảo cũng là dịp để lắng nghe tiếng nói, quan điểm của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dịch vụ đi kèm, từ đó, từng bước hoàn thiện các cơ sở pháp lý, đề xuất các chính sách phù hợp, cắt giảm bớt những quy trình thủ tục rườm ra, phức tạp nhằm hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến lĩnh vực du lịch phát triển.

Toàn cảnh Hội thảo. 

 Đề xuất các giải pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa, hạn chế tối đa tình trạng người dân xâm phạm đến các tài sản của khu vực du lịch, ảnh hưởng lâu dài đến vấn đề môi trường sinh thái và những lợi ích lâu dài cho cộng đồng khách du lịch Việt Nam và quốc tế.

Bên cạnh đó, cùng với sự nhận định của các chuyên gia, chia sẻ của các doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp vận tải đặc biệt là trong lĩnh vực hàng không, Hội thảo kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn, nút thắt đang gặp phải của các hãng hàng không, các hãng lữ hành trong nước, qua đó, góp phần mang đến những gam màu tươi sáng cho ngành du lịch Việt Nam trong tương lai.

Hoài Thu

Chiều 23/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai thông tin đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” liên quan Dự án KDC mật độ thấp và du lịch sinh thái thác Giang Điền. Dự án này do Công ty CP Du lịch Giang Điền có trụ sở tại xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư…

Ít nhất 42 người thiệt mạng trong 2 vụ không kích nhắm vào các vị trí của người Palestine ở phía Bắc Dải Gaza, trong đó có một địa điểm nằm bên trong khu trại tị nạn al-Shati.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai các biện pháp đảm bảo tuyệt đối an ninh an toàn cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận trong kỳ thi; tạo điều kiện thuận lợi về ăn ở, đi lại cho học sinh, không để học sinh phải bỏ thi tốt nghiệp vì điều kiện khó khăn về kinh tế.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội xem xét, cho ý kiến về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.

Lãnh đạo Bộ Tài chính nhận định, với những giải pháp chủ động của Chính phủ và các bộ, ngành, người dân và thị trường đã thích ứng và không bị tác động nhiều về tâm lý tăng giá khi tăng lương.

Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến tệ nạn xã hội, đam mê và yêu thích bóng đá nhưng kiên quyết tránh xa cá độ bóng đá.

Thông tin từ Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sau 2 tháng thí điểm, Hà Nội đã có hơn 60 điểm ứng dụng công nghệ thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt và đã có hơn 156 nghìn lượt giao dịch với hình thức thanh toán qua hệ thống QR code, VETC, ePass và MTC, đạt khoảng 89,8%; thanh toán bằng tiền mặt chỉ còn chiếm tỷ lệ 10,2%. Tuy nhiên, theo Sở GTVT Hà Nội vẫn còn một số vướng mắc, khó khăn khi thực hiện thí điểm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文