Việt Nam là điểm đến đầu tiên của hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại Pháp ngữ

17:21 24/03/2022

Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc tham gia và thúc đẩy hợp tác, đoàn kết trong khối Pháp ngữ, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hoan nghênh các nỗ lực của OIF trong thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên và chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên của chuỗi các hoạt động của đoàn doanh nghiệp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Pháp ngữ.

Sáng 24/3, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ khai mạc Diễn đàn kinh tế cấp cao Việt Nam - Pháp ngữ, với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, lãnh đạo và đại diện các Bộ, Ban, ngành Việt Nam, cùng với hơn 160 tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.

Về phía Pháp ngữ có bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Pháp ngữ, các Đại sứ, đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức Pháp ngữ, và gần 100 tổ chức và doanh nghiệp của 24 nước Pháp ngữ trên thế giới. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo Diễn đàn.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, với phương châm ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy địa phương, doanh nghiệp và người dân làm trung tâm phục vụ, Bộ Ngoại giao xác định tập trung vào mục tiêu thu hút nguồn lực và thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, xuất nhập khẩu, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ Louise Mushikiwabo phát biểu khai mạc. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Bộ trưởng khẳng định Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu cơ hội, thiết lập các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài, trong đó có các nước Pháp ngữ. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng việc tham gia và thúc đẩy hợp tác, đoàn kết trong khối Pháp ngữ; hoan nghênh các nỗ lực của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên và chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên của chuỗi các hoạt động của đoàn doanh nghiệp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Pháp ngữ.

Bà Louise Mushikiwabo hoan nghênh những thành quả hội nhập kinh tế quốc tế và phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam; khẳng định hợp tác kinh tế trong không gian Pháp ngữ có nhiều tiềm năng rất to lớn, cho biết OIF đang triển khai đồng bộ các chiến lược, dự án để góp phần hiện thực hóa các tiềm năng này, qua đó phục vụ tốt hơn nữa lợi ích của các nước thành viên, người dân và doanh nghiệp. OIF sẽ nỗ lực hết sức mình để kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp Pháp ngữ, nhất là về các lĩnh vực nông nghiệp, sản phẩm và dịch vụ số, năng lượng bền vững, năng lượng tái tạo.

Các đại biểu trong nước và quốc tế tham dự diễn đàn. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Diễn đàn kinh tế cấp cao Việt Nam - Pháp ngữ, góp phần phục hồi kinh tế toàn cầu và sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước.

Phó Thủ tướng khẳng định với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã từng bước vượt qua nhiều khó khăn về kinh tế-xã hội, chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả COVID-19; đến nay, kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, các cân đối lớn về thu chi ngân sách, xuất nhập khẩu, năng lượng được bảo đảm.   

Trao thỏa thuận hợp tác tại diễn đàn kinh tế cấp cao Việt Nam-Pháp ngữ. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Cho rằng các lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng sạch, năng lượng bền vững, số hóa, chuyển đổi số là những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế và nhu cầu hợp tác quốc tế lớn trong những năm tới, Phó Thủ tướng đề nghị Diễn đàn tập trung trao đổi sâu về: chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực quan tâm chính của Diễn đàn; đánh giá về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm, bài học về hợp tác đầu tư, kinh doanh, thu hút nguồn vốn, công nghệ, qua đó xác định các cơ hội hợp tác, xây dựng các quan hệ đối tác lâu dài, bền vững, cùng có lợi. Đồng thời, Phó Thủ tướng Thường trực cũng đề nghị các đại biểu trao đổi, đề xuất các khuyến nghị, giải pháp liên quan đến hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách trong các lĩnh vực quan tâm để góp phần làm môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn với doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Pháp ngữ.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh và Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ Louise Mushikiwabođếnvới các đại biểu tại phiên khai mạc diễn đàn. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho rằng không gian kinh tế Pháp ngữ, với dân số khoảng 1,2 tỉ người, chiếm 16% GDP và 20% thương mại  toàn cầu, có tiềm năng rất lớn và còn nhiều dư địa để đẩy mạnh hợp tác một cách sâu rộng hơn nữa; bày tỏ tin tưởng hợp tác kinh tế Pháp ngữ sẽ ngày càng hiệu quả và vươn tới tầm cao mới. Phó Thủ tướng Thường trực cũng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ và chủ động tham gia các nỗ lực tăng cường hợp tác kinh tế, vì sự phồn vinh và phát triển bền vững của các nước Pháp ngữ.

Diễn đàn kinh tế cấp cao Việt Nam - Pháp ngữ được tổ chức nhân dịp Tổng Thư ký Pháp ngữ thăm chính thức Việt Nam và trong khuôn khổ hoạt động của đoàn xúc tiến kinh tế và thương mại Pháp ngữ đến Việt Nam từ ngày 21-26/3. Đây là đoàn đầu tiên trong chuỗi các đoàn xúc tiến kinh tế và thương mại do Pháp ngữ tổ chức nhằm tăng cường hợp tác về kinh tế giữa các nước thành viên.

B.S

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文