Việt Nam phát triển thành công sức mạnh mềm trong đảm bảo lợi ích quốc gia

10:00 11/12/2023

Việt Nam đã phát huy và phát triển thành công sức mạnh mềm trong việc đảm bảo lợi ích quốc gia cả trên ba phương diện an ninh, phát triển và ảnh hưởng, đặc biệt là cơ hội tạo dựng, nâng cao vị thế trong quan hệ quốc tế.

Thực hiện Đề án kỷ niệm lần thứ 50 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia (1973 - 2023) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, được sự đồng ý của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, sáng ngày 11/12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với Học viện Ngoại giao cùng Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Tăng cường sức mạnh mềm dựa trên nền tảng truyền thông hiện đại”.

Việt Nam phát triển thành công sức mạnh mềm trong đảm bảo lợi ích quốc gia -0
Ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu khai mạc hội thảo.

Hội thảo nhằm đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, quảng bá hình ảnh đất nước - văn hóa - con người Việt Nam ra thế giới nói chung và tới đất nước Australia nói riêng; trao đổi về xu thế ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong quảng bá sức mạnh mềm, xây dựng thương hiệu quốc gia trong kỷ nguyên số.

Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski phát biểu khai mạc hội thảo.

Sức mạnh mềm nổi lên như một khái niệm then chốt trong quan hệ quốc tế, được các quốc gia tìm kiếm, xây dựng, phát huy trong mọi giai đoạn phát triển của dân tộc. Đặc biệt, ngày nay khi có sự phát triển của máy tính và internet tạo ra kỷ nguyên số thì công cụ phát huy sức mạnh mềm lại càng đa dạng, phong phú và có sức ảnh hưởng vô cùng đặc biệt. Trong điều kiện ấy, sức mạnh mềm có nhiều cơ hội phát triển, thậm chí “trỗi dậy” thông qua ngoại giao công chúng và xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia. 

Bà Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu đề dẫn hội thảo.

Ngoài việc được sử dụng để đạt được các mục tiêu đối ngoại của quốc gia trong môi trường quốc tế, sức mạnh mềm ngày càng trở thành trụ cột quan trọng trong việc góp phần nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Do vậy, các nước trên thế giới ở các quy mô khác nhau đều quan tâm xây dựng, củng cố, khai thác và phát huy sức mạnh mềm như một nhiệm vụ mang tầm chiến lược, trong đó có Việt Nam.

Ông Nguyễn Quế Lâm, Vụ trưởng Vụ Thông tin đối ngoại và Hợp tác quốc tế, Ban Tuyên giáo Trung ương trình bày tham luận "Chính sách quốc gia của Việt Nam về tăng cường sức mạnh mềm, thương hiệu quốc gia trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông mới".

Với vị thế đang định hình là một quốc gia tầm trung, Việt Nam được đánh giá có nhiều nguồn lực để triển khai sức mạnh mềm trong kỷ nguyên số. Kế thừa giá trị truyền thống, ngày nay, sức mạnh mềm quốc gia của Việt Nam còn được bổ sung các nguồn lực như nguồn lực từ giá trị văn hoá XHCN, nguồn lực từ những bài học lớn trong đối ngoại.

Vụ trưởng phụ trách truyền thông Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia Greg Wilcock trình bày tham luận "Chính sách quốc gia của Australia về tăng cường sức mạnh mềm, thương hiệu quốc gia trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông mới".

Với nền tảng hạ tầng vật chất kỹ thuật tốt, hệ thống internet được đánh giá cao trên thế giới, người dân luôn bắt kịp xu thế, nhà nước có tư duy hiện đại, cởi mở với một đội ngũ cán bộ giỏi và quá trình chuyển đổi số nhanh, hiệu quả, Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới để tìm kiếm, khai thác, phát huy và làm giàu thêm sức mạnh mềm quốc gia.

Cho đến nay, Việt Nam đã và đang xác định về cơ bản các thành tố trong nguồn lực sức mạnh mềm quốc gia, lựa chọn các công cụ phù hợp trong việc biến các nguồn lực của sức mạnh mềm thành sức mạnh mềm của quốc gia, phát huy sức mạnh mềm quốc gia theo hướng tận dụng thế mạnh của các công cụ được sản sinh trong kỷ nguyên số.

Giáo sư Caitlin Byrne, Trợ lý Phó Hiệu trưởng, Đại học Griffith (Australia) trình bày tham luận "Quảng bá Australia ra thế giới – một trường hợp điển cứu".

Thực tế đã cho thấy, về cơ bản Việt Nam đã phát huy và phát triển thành công sức mạnh mềm trong việc đảm bảo lợi ích quốc gia cả trên ba phương diện an ninh, phát triển và ảnh hưởng, đặc biệt là cơ hội tạo dựng, nâng cao vị thế trong quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó, thông qua phát huy sức mạnh mềm, Việt Nam đang tạo khả năng quy tụ, tập hợp lực lượng, sự đoàn kết, thống nhất, đồng lòng, tạo nên chí khí dân tộc, bởi bản thân sức mạnh mềm Việt Nam có giá trị tự thân, sức mạnh nội tại, sức cảm hóa.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Trên tinh thần đó, tại hội thảo, các nhà khoa học, đại biểu đã tập trung thảo luận và làm rõ những vấn đề trọng tâm như: Thực trạng chính sách quốc gia của Việt Nam về tăng cường sức mạnh mềm, thương hiệu quốc gia trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông mới; Các giải pháp, sáng kiến tăng cường hơn nữa sức mạnh mềm của Việt Nam trên nền tảng truyền thông hiện đại; Kinh nghiệm của của Australia về tăng cường sức mạnh mềm trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông mới...

Khổng Hà

Ngày 5/7, tại Đại học Quốc gia Hà Nội (xã Hoà Lạc, TP Hà Nội), Sở Chỉ huy diễu binh, diễu hành Bộ Công an tổ chức hợp luyện cụm các khối đi của lực lượng CAND tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

Chiều 5/7, Sở Văn hóa – Thể thao TP Huế cho biết, lễ hội mừng lúa mới (Bhuôih Haro Tơme) của đồng bào Cơ Tu và “Tri thức dân gian về Bún bò Huế” của TP Huế chính thức được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Chiều 5/7, thông tin từ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) cho biết, từ 1/8, giá vé hai tuyến đường sắt trên cao (tuyến 2A Cát Linh-Hà Đồng và tuyến 3.1 Nhổn-ga Hà Nội) sẽ được điều chỉnh tăng so với giá cũ. Cùng thời gian này, đơn vị cũng sẽ ngừng triển khai vé tháng tập thể.

Trong thư khen Thứ trưởng Bộ Công an gửi Cục Cảnh sát hình sự nêu rõ, đây là chiến công xuất sắc thể hiện sự tận tụy, tinh thần trách nhiệm cao và sự sắc bén về nghiệp vụ của Cục Cảnh sát hình sự trong triển khai chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hồ Đại Dũng trong vụ chi 7 triệu USD (khoảng 182 tỷ đồng) đánh bạc. Ngoài ra, còn có hàng loạt doanh nhân, ca sĩ, bác sĩ bị truy tố với cáo buộc tham gia đánh bạc dưới hình thức trò chơi điện tử có thưởng tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt kiều - Chi nhánh Hà Nội (King Club). Tổng số tiền mà 136 người tham gia đánh bạc tại “sòng bạc” King Club là 107 triệu USD (tương đương gần 2.600 tỷ đồng).

Theo một nguồn thạo tin của trang Avia.pro và nhiều blogger chuyên theo dõi xung đột Nga - Ukraine, đêm 4/7 (giờ địa phương), sân bay quân sự ở Khmelnitsky (Ukraine) đã xảy ra nhiều vụ nổ lớn. Nguồn này cho rằng, căn cứ không quân Starokonstantinov ở Khmelnitsky bị tập kích bởi nơi đây được cho là đồn trú hàng loạt máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine.

Ngày 5/7, Công an TP Hà Nội cho biết, đã tạm giữ hình sự giang hồ cộm cán Nguyễn Thị Hạnh, tức Hạnh "sự" cùng 4 đối tượng khác, để điều tra làm rõ hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 6/7. Tại kỳ thi năm nay, Học viện Cảnh sát nhân dân (CSND) tiếp tục là một trong những cơ sở giáo dục trong CAND có số lượng lớn thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi. PV Báo CAND đã có cuộc trao đổi với Trung tướng, GS.TS Trần Minh Hưởng, Giám đốc Học viện CSND về công tác chuẩn bị cho kỳ thi, hỗ trợ thí sinh dự thi, đặc biệt là công tác phòng chống gian lận thi bằng thiết bị công nghệ cao tại kỳ thi năm nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.