Xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân

11:32 08/02/2023

Nghị định được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức; nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Ngày 8/2, Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (QPAN) của Quốc hội đã họp phiên toàn thể thẩm tra dự thảo Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Thượng tướng Trần Quang Phương, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dự, chỉ đạo phiên họp. Trung tướng Lê Tấn Tới, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban QPAN chủ trì phiên họp. Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an thay mặt Bộ trưởng Bộ Công an, đại diện cơ quan soạn thảo dự, báo cáo giải trình các nội dung đại biểu nêu. Dự phiên họp có đồng chí Lê Hoài Trung, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban đối ngoại Trung ương; đại diện các Ủy ban của Quốc hội; đại diện các bộ, ngành chức năng.  

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu chỉ đạo tại phiên họp.

Trung tá Triệu Mạnh Tùng, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao báo cáo quá trình xây dựng dự thảo cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng dự thảo Nghị định, Bộ Công an đã ban hành kế hoạch quy định cụ thể các nhiệm vụ cần thiết; thành lập ban soạn thảo, tổ biên tập; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các bộ, ngành, cơ quan chức năng và nhân dân. Nghị định được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức; nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; là tiền đề quan trọng để triển khai, đúc rút và nghiên cứu, xây dựng thành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ nhiệm Uỷ ban QPAN của Quốc hội Lê Tấn Tới chủ trì phiên họp.

Dự thảo Nghị định gồm 4 chương, 44 điều; trong đó, chương I: quy định chung gồm 8 điều; chương II: xử lý dữ liệu cá nhân gồm 4 mục, 20 điều; chương III: quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân gồm 11 điều; chương 4: điều khoản thi hành gồm 2 điều.

Đại tá Vũ Huy Khánh, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban QPAN đại diện cơ quan thẩm tra báo cáo tóm tắt thẩm tra dự thảo Nghị định cho biết, Uỷ ban QPAN nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị định. Uỷ ban QPAN thấy rằng, trong giai đoạn bùng nổ của công nghệ thông tin thì dữ liệu cá nhân, nhất là dữ liệu cá nhân trên không gian mạng trở thành nguồn tài nguyên giá trị mà các loại tội phạm, đối tượng xấu có thể thu thập, mua bán, sử dụng để thực hiện các hành vi xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân, vi phạm pháp luật…cần phải có biện pháp bảo vệ tương xứng. Pháp luật hiện hành đã có quy định về thông tin cá nhân trong một số văn bản pháp luật nhưng mới chỉ dừng lại ở quy định chung chung về quyền, chế tài, chưa có cơ chế hữu hiệu để bảo vệ các loại thông tin này và chưa có quy định về khái niệm dữ liệu cá nhân và bảo vệ dữ liệu cá nhân, “Do đó, việc ban hành một văn bản pháp luật để điều chỉnh đầu đủ, hoàn chỉnh, thống nhất về bảo vệ dữ liệu cá nhân là rất cần thiết, phù hợp với chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, cụ thể hoá quy định của Hiến pháp, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên” – Đại tá Vũ Huy Khánh nhấn mạnh.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Long tiếp thu ý kiến các đại biểu.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá, việc bảo vệ dữ liệu cá nhân là vấn đề khó, mới chưa qua thực tiễn kiểm nghiệm; đề nghị các cơ quan chức năng phải xem xét  cần cẩn thận, kỹ lưỡng; đảm bảo thống nhất với các văn bản pháp luật; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; yêu cầu Ban soạn thảo cần tiếp thu ý kiến đại biểu tại phiên họp để hoàn thiện dự thảo Nghị định và các văn bản liên quan; Uỷ ban QPAN tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo thẩm tra, trên cơ sở đó hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Các đại biểu tại phiên họp.

Tại phiên họp, đa số các đại biểu đều cho rằng việc ban hành Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân là cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển của Chính phủ số, xã hội số; tạo hành lang pháp lý bảo vệ dữ liệu cá nhân, khai thác dữ liệu hợp pháp thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ. Các đại biểu cũng đánh giá cơ quan soạn thảo Nghị định đã chuẩn bị dự thảo công phu, kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến của các cơ quan có liên quan, lấy ý kiến rộng rãi nên chất lượng rất tốt; hi vọng Nghị định sớm được ra đời xử lý nhiều vấn đề tồn tại hiện nay như: lấy cắp, mua bán dữ liệu cá nhân trái phép. Một số đại biểu cũng đề nghị cần rà soát kỹ lưỡng các luật, văn bản pháp luật khác có liên quan để đảm bảo tính thống nhất.  

Tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu, Thứ trưởng Nguyễn Văn Long  khẳng định, cơ quan soạn thảo sẽ nghiêm túc nghiên cứu kỹ từng ý kiến để tiếp thu đầy đủ nhất các vấn đề các đại biểu nêu.  

Về ý kiến đại biểu nêu, tại sao đề xuất xây dựng Nghị định mà không xây dựng Luật, Thứ trưởng Nguyễn Văn Long cho biết, Chính phủ yêu cầu xây dựng Nghị định để có thời gian đánh giá sâu hơn, chặt chẽ hơn tiến tới xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời gian tới. “Việc xây dựng Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân không trái Hiến pháp, không làm phát sinh bộ máy” – Thứ trưởng Nguyễn Văn Long khẳng định và một lần nữa nhấn mạnh cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện dự thảo, hoàn thiện hồ sơ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét.

Phương Thuỷ

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Khoảng chiều và đêm 17/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 18-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.

Ngày 16/11, báo cáo với đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy làm trưởng đoàn, đại diện đơn vị thi công Dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan (đoạn qua địa bàn Đà Nẵng) cho biết hiện đang bố trí khoảng 30 mũi thi công để đáp ứng tiến độ; nhưng còn một số vướng mắc về mặt bằng, một số điểm người dân cản trở thi công; mưa nhiều, bụi mù, ùn tắc...

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文