Xây dựng Tây Nguyên bình yên phát triển

13:09 20/09/2023

Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại hội nghị Hội Đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ nhất diễn ra tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) vào sáng 20/9.

Những năm qua, khu vực Tây Nguyên đã đạt được nhiều kết quả to lớn về mọi mặt. GRDP bình quân đầu người năm 2022 gấp 11 lần so với năm 2002. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân giai đoạn 2002 - 2020 đạt gần 8%/năm và cao nhất so với các vùng.

Tuy nhiên, quy mô kinh tế vùng Tây Nguyên còn những hạn chế, yếu kém, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. GRDP bình quân đầu người vẫn ở mức thấp nhất trong 6 vùng kinh tế - xã hội. Chưa địa phương nào trong vùng tự cân đối được ngân sách, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài rất thấp, giảm nghèo chưa bền vững…

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị.

Bên cạnh đó, tình trạng di dân tự do vào Tây Nguyên ngày càng phức tạp, đất sản xuất, đất ở của đồng bào dân tộc thiểu số chậm được giải quyết. Tỉ lệ che phủ rừng giảm mạnh và không đạt mục tiêu đề ra. Giáo dục, đào tạo chuyển biến chậm, chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động thấp. Mạng lưới kết cấu hạ tầng vùng, liên vùng thiếu và yếu, nhất là hạ tầng chiến lược chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Để tạo bước đột phá mới cho vùng Tây Nguyên, tháng 10/2022, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045. Trên cơ sở đó, ngày 11/7/2023, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Hội Đồng điều phối vùng Tây Nguyên do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Chủ tịch và Bộ trưởng Bộ KH&ĐT làm Phó Chủ tịch thường trực.

Hội nghị Hội Đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ nhất diễn ra tại TP Đà Lạt.

Tại hội nghị, Hội Đồng điều phối vùng Tây Nguyên đã dành thời gian để lãnh đạo UBND các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương tham luận, nêu ra các thực trạng, khó khăn, vướng mắc, đồng thời kiến nghị, đề xuất giải pháp để cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ nhằm tạo động lực để Tây Nguyên bình yên phát triển.

Hội Đồng điều phối vùng Tây Nguyên cũng đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2021 – 2030 cho Tây Nguyên. Trong đó nhấn mạnh tới xây dựng quy hoạch, tổ chức không gian lãnh thổ vùng Tây Nguyên một cách hợp lý, phát huy tốt nhất các lợi thế đặc thù của vùng, địa phương; tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu...

Cùng với đó, Hội Đồng điều phối vùng Tây Nguyên đặt mục tiêu thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng trình bày tại hội nghị.

Hội nghị cũng đã dành nhiều thời gian để các đại biểu thảo luận về một số đề xuất cơ chế chính sách để thúc đẩy Tây Nguyên phát triển nhanh, bền vững. Trong đó, nghiên cứu các cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động hiệu quả nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng giao thông; phân cấp, phân quyền cho các địa phương chủ động thực hiện các dự án liên vùng kết nối, các dự án cao tốc...

Các đại biểu cũng đã đề xuất giải pháp về tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Lấy ý kiến về chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp gắn với nông nghiệp như chính sách thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản hình thành một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn có thương hiệu quốc tế, gắn với trung tâm chế biến, ưu đãi thuế, điều chỉnh mức độ ưu đãi, hỗ trợ đầu tư…

Các thành viên của Hội Đồng điều phối vùng Tây Nguyên.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh: Tây Nguyên là địa bàn địa chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước. Khu vực này thuộc tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, nơi gần 6 triệu người sinh sống. Để Tây Nguyên bứt phá, phát triển, nhiệm vụ đầu tiên là kết nối giao thông giữa nội bộ 5 tỉnh trong khu vực và các vùng lân cận, như TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung. Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh Tây Nguyên phối hợp, cùng xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước vào các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo sinh kế cho bà con, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân.

Phó Thủ tướng cũng đã chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên tiến hành quy hoạch vùng Tây Nguyên một cách hợp lý, thực tế, hướng tới mục tiêu xây dựng Tây Nguyên bình yên phát triển…

Khắc Lịch

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, hành nghề luật sư, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo quy định tại Điều 331, khoản 2 - Bộ luật Hình sự.

Trong vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” xảy ra tại tỉnh An Giang, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an kết luận, bị can Lê Quang Bình (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trung Hậu 68) đã câu kết với nhiều doanh nghiệp để khai thác trái phép và bán cát trái phép với tổng số hơn 5 triệu m3, thu về tổng số tiền gần 300 tỷ đồng. 

Trong vụ án “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” xảy ra tại tỉnh An Giang, ngoài các bị can đã bị khởi tố và đề nghị truy tố, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an còn kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản phải đẩy mạnh kiểm tra, giám sát và tăng cường thực thi pháp luật liên quan đến lĩnh vực khai thác và quản lý khoáng sản.

Từ 15h ngày 12/12, giá xăng tăng giảm không đáng kể, song ở giá dầu đồng loạt giảm từ 127- 551 đồng/lít/kg.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文