Đào tạo nguồn nhân lực để tái cơ cấu nền kinh tế

20:59 29/10/2021

Chủ tịch nước cho rằng việc tập trung phục hồi nền kinh tế trong giai đoạn đầu sau đại dịch là rất cần thiết, từ đó giải quyết việc làm, thị trường lao động, ngoài thị trường trong nước, cần quan tâm đến thị trường xuất khẩu.

Chiều 29/10, thảo luận tại Tổ về Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025; các đại biểu cũng đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội, trong đó có 5 mục tiêu quan trọng hoàn thành vượt xa so với mục tiêu đề ra; chất lượng tăng trưởng được nâng lên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, năng suất lao động được cải thiện, huy động vốn đầu tư phát triển tăng; quản lý nợ xấu, nợ công có nhiều tiến bộ, hiệu quả sử dụng vốn được cải thiện; thể chế luật pháp, kinh tế, môi trường đầu tư, kinh doanh, xếp hạng năng lực cạnh tranh được cải thiện đáng kể. Quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được tăng lên rõ rệt, tạo tiền đề thuận lợi cho những đổi mới và đột phá trong tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn tiếp theo.

Cần tập trung phát triển kinh tế tư nhân

Đóng góp ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (Đoàn TP Hồ Chí Minh), đánh giá Tờ trình của Chính phủ và các Báo cáo được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng; đồng tình với sự cần thiết xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong 5 năm qua, nền kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, một số mũi nhọn của nền kinh tế, nhất là ngành nông nghiệp, chế biến chế tạo… được quan tâm đầu tư, không gian thị trường được mở rộng. Chủ tịch nước cho rằng, niềm tin về Đảng, Nhà nước và chế độ ngày càng được cải thiện, thu nhập của người dân được nâng lên, đời sống đô thị và người dân miền núi được cải thiện nhiều.

Chủ tịch nước cũng đồng tình với những tồn tại, bất cập trong thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 như trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã nêu. Theo đó, cơ cấu lại đầu tư công chưa đáp ứng yêu cầu, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, hiệu quả đầu tư công chưa cao, chưa phát huy được vai trò dẫn dắt của đầu tư công. Sắp xếp lại, cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước tiến độ còn chậm, đạt tỷ lệ thấp so với Kế hoạch, chỉ mới tập trung vào việc sắp xếp, thu gọn số lượng; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực được giao…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thảo luận tại tổ

Cho rằng thời gian qua kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cần tập trung nhiều hơn nữa để kinh tế tư nhân phát triển, tạo môi trường pháp lý, điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển.

Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, Chủ tịch nước cho rằng việc tập trung phục hồi nền kinh tế trong giai đoạn đầu sau đại dịch là rất cần thiết, từ đó giải quyết việc làm, thị trường lao động, ngoài thị trường trong nước, cần quan tâm đến thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó cũng cần có biện pháp thúc đẩy nền kinh tế, đi sâu vào các lĩnh vực như nông nghiệp bởi trụ đỡ này rất quan trọng, xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ phát triển, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đúng hướng, quan tâm đầu tư khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động. Phát triển đô thị rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cần nâng cao giá trị nền kinh tế thông qua việc ứng dụng khoa học công nghệ, thay đổi mô hình tăng trưởng, ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao, cơ cấu lại thị trường khoa học công nghệ. Đi liền với đó, Chủ tịch nước đề nghị cần đổi mới xuất khẩu Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, quan tâm đến vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất, phát triển bền vững môi trường sống, chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ quyền lợi người lao động. Trong đó cần quan tâm dành quỹ đất, thiết kế nhà ở công đoàn cho công nhân, người lao động, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch COVID-19.

Các đại biểu thảo luận tại tổ

Một trong những giải pháp mà Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kiến nghị, đề xuất là xây dựng nền kinh tế độc lập, tự cường, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh nền công nghiệp phụ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động. Chính vì vậy, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực rất quan trọng để tái cơ cấu thành công.

 Cần nghiên cứu sâu về lực lượng lao động

Cơ bản nhất trí với nội dung tại Tờ trình của Chính phủ, đại biểu Phan Đức Hiếu (Đoàn Thái Bình) cho rằng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng. Tuy nhiên, về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 cần phân biệt rõ ranh giới giữa cơ cấu lại nền kinh tế và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. “Cơ cấu lại nền kinh tế được đặt trong bối cảnh tạo ra những thay đổi nền tảng đặc biệt là liên quan đến phân bổ nguồn lực để làm sao nguồn lực được thực hiện hiệu quả hơn, cơ cấu lại nền kinh tế giúp thực thi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh hơn và có hiệu quả hơn;…”, đại biểu Phan Đức Hiếu nhấn mạnh.

Cho rằng nguồn lực con người là quan trọng nhất, đại biểu đề xuất Chính phủ: Nghiên cứu sâu hơn vấn đề hệ sinh thái về lực lượng lao động, nếu được nguồn lực con người có thể được tách riêng ra thành 1 trụ cột; rà soát, bổ sung những nhiệm vụ, cơ chế đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Quan tâm đến cơ cấu lại các doanh nghiệp

Đại biểu Lê Minh Nam  (Đoàn Hậu Giang), cho rằng cần quan tâm đến cơ cấu lại các doanh nghiệp vì đây là xương sống của nền kinh tế, động lực phát triển kinh tế - xã hội.  Hệ thống doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, do đó, đại biểu kiến nghị Chính phủ xem xét đánh giá tổng thể về thế mạnh, điểm yếu, vấn đề thách thức, cơ hội;… để cơ cấu, sắp xếp lại, đảm bảo tính hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng cần rà soát, đánh giá đối với 1 nhóm doanh nghiệp qua đại dịch có thế mạnh, cơ hội phát triển được; tăng cường kiểm soát rủi ro từ các yếu tố bất thường, khó lường,… để có giải pháp làm sao kiểm soát được tổn thất.

Ngoài ra, đa số ý kiến đại biểu đều đồng nhất việc xây dựng Kế hoạch là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém của giai đoạn trước, đồng thời đưa các nội dung cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn 2021 - 2025 đi vào thực chất, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, một số ý kiến đại biểu đề nghị cân nhắc điều chỉnh một số mục tiêu, chỉ tiêu do tác động của dịch COVID-19 dẫn tới khó khả thi như mục tiêu về số lượng doanh nghiệp; bổ sung làm rõ nội hàm, các yếu tố cấu thành kinh tế số…

Tán thành với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu đề ra tại Kế hoạch, các đại biểu đề xuất: Cần rõ nét hơn về các trọng tâm, trọng điểm các ngành, lĩnh vực và vùng, lãnh thổ; cơ cấu lại nền kinh tế phải đặt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 có thể kéo dài và có những yếu tố bất định để có giải pháp phù hợp, sát với tình hình thực tế hơn; nghiên cứu bổ sung cơ cấu, cơ cấu lại với các xã đặc biệt khó khăn, xã chuẩn nông thôn mới; kế hoạch phải gắn với Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, tăng cường tính tự chủ, khả năng thích ứng của nền kinh tế; …

Thu Thuỷ

Mặc dù công tác quản lý người nghiện, cai nghiện và giúp những người lầm lỡ, cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả, song đánh giá của Chính phủ và Bộ Công an cho thấy, hoạt động này vẫn còn rất nhiều bất cập, nhất là đặt trong bối cảnh tình hình sản xuất, vận chuyển, tàng trữ và mua bán trái phép ma túy đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều “điểm nóng” cả ở khu vực và trên thế giới.

Lợi dụng sự phát triển của công nghệ, các đối tượng đã lập ra nhiều hội, nhóm, tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội nhằm mục đích rao bán hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) của các "doanh nghiệp ma" với nhiều loại mặt hàng khác nhau để thu lợi bất chính. Tổng cục Thuế sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và cơ quan Công an để đẩy lùi và chấm dứt nạn mua bán, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Lượng rác thải ngày càng tăng, việc chôn lấp, đốt rác không xuể, khiến nhiều bãi tập kết rác ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quá tải, bốc mùi hôi thối, người dân bất bình. Tuy vậy, khi có chủ trương quy hoạch các bãi rác ở địa điểm mới lại gần như không nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của người dân…

Người dân phấn khởi nhận nhà mới, yên tâm phát triển kinh tế và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Họ cam kết giữ gìn ngôi nhà, tích cực tham gia các phong trào thi đua góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, trật tự ở cơ sở.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Hòa Bình vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lạc Sơn để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ngày 4/11, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm". Hội thảo nhằm mang đến những giải pháp tổng thể cho an toàn giao thông xe máy ở Việt Nam và góp phần chia sẻ với các quốc gia khác trên thế giới.

Bức xúc khi chứng kiến đối tượng trộm cắp xe máy giữa ban ngày, anh Nguyễn Công Định (ngụ TP Phan Thiết, Bình Thuận) đã lao thẳng xe vào tên trộm rồi sau đó cùng người dân khống chế thành công đối tượng trộm cắp xe máy.

Tối 4/11, Công an TP Tân Uyên (Bình Dương) đã tạm giữ hình sự đối với Lê Minh Trung (SN 1977; ngụ huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương) để điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文