Đào tạo nguồn nhân lực để tái cơ cấu nền kinh tế

20:59 29/10/2021

Chủ tịch nước cho rằng việc tập trung phục hồi nền kinh tế trong giai đoạn đầu sau đại dịch là rất cần thiết, từ đó giải quyết việc làm, thị trường lao động, ngoài thị trường trong nước, cần quan tâm đến thị trường xuất khẩu.

Chiều 29/10, thảo luận tại Tổ về Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025; các đại biểu cũng đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội, trong đó có 5 mục tiêu quan trọng hoàn thành vượt xa so với mục tiêu đề ra; chất lượng tăng trưởng được nâng lên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, năng suất lao động được cải thiện, huy động vốn đầu tư phát triển tăng; quản lý nợ xấu, nợ công có nhiều tiến bộ, hiệu quả sử dụng vốn được cải thiện; thể chế luật pháp, kinh tế, môi trường đầu tư, kinh doanh, xếp hạng năng lực cạnh tranh được cải thiện đáng kể. Quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được tăng lên rõ rệt, tạo tiền đề thuận lợi cho những đổi mới và đột phá trong tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn tiếp theo.

Cần tập trung phát triển kinh tế tư nhân

Đóng góp ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (Đoàn TP Hồ Chí Minh), đánh giá Tờ trình của Chính phủ và các Báo cáo được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng; đồng tình với sự cần thiết xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong 5 năm qua, nền kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, một số mũi nhọn của nền kinh tế, nhất là ngành nông nghiệp, chế biến chế tạo… được quan tâm đầu tư, không gian thị trường được mở rộng. Chủ tịch nước cho rằng, niềm tin về Đảng, Nhà nước và chế độ ngày càng được cải thiện, thu nhập của người dân được nâng lên, đời sống đô thị và người dân miền núi được cải thiện nhiều.

Chủ tịch nước cũng đồng tình với những tồn tại, bất cập trong thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 như trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã nêu. Theo đó, cơ cấu lại đầu tư công chưa đáp ứng yêu cầu, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, hiệu quả đầu tư công chưa cao, chưa phát huy được vai trò dẫn dắt của đầu tư công. Sắp xếp lại, cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước tiến độ còn chậm, đạt tỷ lệ thấp so với Kế hoạch, chỉ mới tập trung vào việc sắp xếp, thu gọn số lượng; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực được giao…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thảo luận tại tổ

Cho rằng thời gian qua kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị cần tập trung nhiều hơn nữa để kinh tế tư nhân phát triển, tạo môi trường pháp lý, điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển.

Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, Chủ tịch nước cho rằng việc tập trung phục hồi nền kinh tế trong giai đoạn đầu sau đại dịch là rất cần thiết, từ đó giải quyết việc làm, thị trường lao động, ngoài thị trường trong nước, cần quan tâm đến thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó cũng cần có biện pháp thúc đẩy nền kinh tế, đi sâu vào các lĩnh vực như nông nghiệp bởi trụ đỡ này rất quan trọng, xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ phát triển, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đúng hướng, quan tâm đầu tư khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động. Phát triển đô thị rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cần nâng cao giá trị nền kinh tế thông qua việc ứng dụng khoa học công nghệ, thay đổi mô hình tăng trưởng, ứng dụng công nghệ số, công nghệ cao, cơ cấu lại thị trường khoa học công nghệ. Đi liền với đó, Chủ tịch nước đề nghị cần đổi mới xuất khẩu Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, quan tâm đến vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất, phát triển bền vững môi trường sống, chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ quyền lợi người lao động. Trong đó cần quan tâm dành quỹ đất, thiết kế nhà ở công đoàn cho công nhân, người lao động, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề sau đại dịch COVID-19.

Các đại biểu thảo luận tại tổ

Một trong những giải pháp mà Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kiến nghị, đề xuất là xây dựng nền kinh tế độc lập, tự cường, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh nền công nghiệp phụ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động. Chính vì vậy, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực rất quan trọng để tái cơ cấu thành công.

 Cần nghiên cứu sâu về lực lượng lao động

Cơ bản nhất trí với nội dung tại Tờ trình của Chính phủ, đại biểu Phan Đức Hiếu (Đoàn Thái Bình) cho rằng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng. Tuy nhiên, về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 cần phân biệt rõ ranh giới giữa cơ cấu lại nền kinh tế và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. “Cơ cấu lại nền kinh tế được đặt trong bối cảnh tạo ra những thay đổi nền tảng đặc biệt là liên quan đến phân bổ nguồn lực để làm sao nguồn lực được thực hiện hiệu quả hơn, cơ cấu lại nền kinh tế giúp thực thi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh hơn và có hiệu quả hơn;…”, đại biểu Phan Đức Hiếu nhấn mạnh.

Cho rằng nguồn lực con người là quan trọng nhất, đại biểu đề xuất Chính phủ: Nghiên cứu sâu hơn vấn đề hệ sinh thái về lực lượng lao động, nếu được nguồn lực con người có thể được tách riêng ra thành 1 trụ cột; rà soát, bổ sung những nhiệm vụ, cơ chế đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Quan tâm đến cơ cấu lại các doanh nghiệp

Đại biểu Lê Minh Nam  (Đoàn Hậu Giang), cho rằng cần quan tâm đến cơ cấu lại các doanh nghiệp vì đây là xương sống của nền kinh tế, động lực phát triển kinh tế - xã hội.  Hệ thống doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, do đó, đại biểu kiến nghị Chính phủ xem xét đánh giá tổng thể về thế mạnh, điểm yếu, vấn đề thách thức, cơ hội;… để cơ cấu, sắp xếp lại, đảm bảo tính hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng cần rà soát, đánh giá đối với 1 nhóm doanh nghiệp qua đại dịch có thế mạnh, cơ hội phát triển được; tăng cường kiểm soát rủi ro từ các yếu tố bất thường, khó lường,… để có giải pháp làm sao kiểm soát được tổn thất.

Ngoài ra, đa số ý kiến đại biểu đều đồng nhất việc xây dựng Kế hoạch là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém của giai đoạn trước, đồng thời đưa các nội dung cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn 2021 - 2025 đi vào thực chất, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, một số ý kiến đại biểu đề nghị cân nhắc điều chỉnh một số mục tiêu, chỉ tiêu do tác động của dịch COVID-19 dẫn tới khó khả thi như mục tiêu về số lượng doanh nghiệp; bổ sung làm rõ nội hàm, các yếu tố cấu thành kinh tế số…

Tán thành với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu đề ra tại Kế hoạch, các đại biểu đề xuất: Cần rõ nét hơn về các trọng tâm, trọng điểm các ngành, lĩnh vực và vùng, lãnh thổ; cơ cấu lại nền kinh tế phải đặt trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 có thể kéo dài và có những yếu tố bất định để có giải pháp phù hợp, sát với tình hình thực tế hơn; nghiên cứu bổ sung cơ cấu, cơ cấu lại với các xã đặc biệt khó khăn, xã chuẩn nông thôn mới; kế hoạch phải gắn với Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, tăng cường tính tự chủ, khả năng thích ứng của nền kinh tế; …

Thu Thuỷ

Theo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định để thực hiện quảng cáo, rao bán bất động sản không đảm bảo quy định pháp luật.

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã may mắn thoát chết và hiện đã vượt qua cơn nguy kịch sau khi bị một thành phần chính trị đối lập bắn 4 phát đạn vào vùng bụng hôm 15/5. Châu Âu bị một phen chấn động bởi vụ ám sát chính trị hiếm hoi xảy ra giữa những căng thẳng chính trị, ngoại giao xung quanh cuộc chiến tại Ukraine.

Nhiều công trình, dự án trên địa bàn Thủ đô đang được triển khai nên nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến tình trạng xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể tái diễn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn. Tối 18/5, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) đã tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở đến các đơn vị thi công, doanh nghiệp kinh doanh vận tải và đội ngũ lái xe bảo đảm TTATGT.

Một nhóm 9 du khách, thanh thiếu niên khi vui chơi, tắm biển tại bãi biển Đà Nẵng đã gặp sự cố đuối nước. Mặc dù lực lượng cứu hộ cứu nạn bãi biển tích cực ứng cứu, nhưng do sóng to, khu vực tắm có biển báo cấm tắm nguy hiểm nên trong số 8 du khách đưa vào bờ, có 2 du khách đã tử vong, 1 nạn nhân mất tích.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (nay là học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh) đã triển khai được 18 năm (từ 2006). Đó là quãng thời gian đủ dài để đánh giá về hiệu lực, hiệu quả trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文