Cảnh báo nạn “tín dụng đen” bủa vây người lao động

21:52 29/11/2021

Những tháng cuối năm, tại một số khu công nghiệp (KCN), hoạt động “tín dụng đen” nở rộ với nhiều hình thức cho vay mới. Nhiều công nhân vay đến hạn không có tiền trả, phải bỏ việc, trốn nợ.

Họa từ trên trời rơi xuống

Những ngày gần đây, chị Trần Thị Toan, cán bộ Công đoàn chuyên trách tại Công ty TNHH New Apparel Far Eastern Việt Nam (Công ty New Apparel, KCN Đồng Xoài, Bình Phước), thường xuyên bị làm phiền bằng tin nhắn, điện thoại để đòi nợ. Chưa hết, bên đòi nợ còn in hình ảnh của chị lên các tờ rơi. Điều này khiến chị Toan rất bức xúc vì chị không hề vay nợ hay giữ hộ tiền cho ai.

Hình ảnh chị Trần Thị Toan (ngoài cùng bên trái) xuất hiện trên tờ rơi đòi nợ.

“Tôi làm cán bộ công đoàn nên số điện thoại phải công khai trong những buổi tập huấn đầu vào cho đoàn viên, người lao động để họ tiện liên hệ với Công đoàn. Bên cạnh đó, tôi cũng cung cấp trang Facebook của Công đoàn, số điện thoại cá nhân cũng như Facebook cá nhân. Vì vậy đã có một số người lao động sử dụng số điện thoại của tôi và tự nhận là chị gái, người thân để vay nợ. Đến khi họ không trả nợ được hoặc nợ quá hạn, bên đòi nợ đã gọi cho tôi và lấy hình ảnh của tôi”, chị Toan chia sẻ.

Trên thực tế, kể từ khi làm cán bộ Công đoàn chuyên trách, đây không phải lần đầu chị Toan nhận được cuộc gọi đòi nợ hay bị sử dụng hình ảnh của mình trên những tờ rơi đòi nợ. Tuy nhiên, thời gian gần đây sự việc này diễn ra nhiều hơn và làm phiền cuộc sống, công việc, uy tín và hình ảnh của chị. Chị Toan kể, bên đòi nợ thuê biết số điện thoại của chị, đã gọi điện và thông báo những trường hợp công nhân lao động nợ tiền không trả và buộc chị phải trả thay. Nếu không, họ sẽ công khai hình ảnh, nhắn tin, bình luận vào các trang Công đoàn mà chị đang làm việc.

Sau khi liên tiếp nhận được nhiều cuộc gọi nặc danh đòi nợ, chị Toan đã thông báo và cầu cứu cơ quan Công an. Tuy nhiên, những sim gọi đến cho chị đều là sim rác, rất khó để xác định chủ sở hữu, địa điểm để điều tra. Những cuộc gọi của bên đòi nợ mà chị Toan nhận được rất đa dạng. Có những người đòi nợ nói chuyện rất mất lịch sự với lời lẽ đe dọa. Một số khác biết chị là cán bộ Công đoàn nên đã mời cả luật sư nói chuyện với chị qua điện thoại. Không chỉ gọi điện làm phiền, đe dọa, bên đòi nợ còn dùng tài khoản mạng xã hội để vào bình luận những bài đăng trên nhóm công đoàn, mục đích nhằm hạ uy tín của chị.

Bẫy “tín dụng đen” rình rập các khu nhà trọ

Tại một số công ty, tình trạng người lao động, công nhân vay tiền tại các công ty tài chính, “tín dụng đen” không hiếm. Khi vay, họ không đọc kỹ hợp đồng nên khi phải trả số tiền vượt quá số tiền vay gấp nhiều lần, họ mới biết mình bị lừa. Ông Nguyễn Đức Thắng, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Phước cho biết, tín dụng đen, cho vay nặng lãi, cò mồi cho vay là vấn đề Công đoàn tỉnh rất quan tâm. Khoảng năm 2018, 2019, nhiều công nhân lao động đã bị sa vào “tín dụng đen”. Cuối năm là thời điểm LĐLĐ tỉnh sẽ làm việc với cơ quan chức năng, với Công an tỉnh để nắm tình hình về quan hệ lao động.

Thực tế cho thấy, các đối tượng hoạt động cho vay theo kiểu “tín dụng đen” đã và đang nhắm đến công nhân ở các khu công nghiệp. Tại các khu công nghiệp, xuất hiện nhan nhản tờ rơi quảng cáo cho vay tiền nhanh được dán ở các bức tường, cột điện, nơi công nhân hay qua lại. Bà Võ Thị Trọng - chủ khu nhà trọ tại phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh cho biết, cổng ra vào khu nhà trọ của bà thường xuyên bị dán kín các mẩu quảng cáo cho vay vốn khẩn cấp. Mỗi lần phát hiện, bà đều xé bỏ tuy nhiên vẫn có công nhân vì khó khăn mà chấp nhận vay vốn rồi mất khả năng chi trả. Bà Trọng nhiều lần chứng kiến cảnh đòi nợ tại khu nhà trọ, có công nhân không thể trả đã bỏ trốn vì sợ các đối tượng đòi nợ tìm đến.

Ông Hồ Văn Trở - chủ khu nhà trọ tại xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh cũng trăn trở về vấn nạn “tín dụng đen”. Ông kể, nhiều công nhân khu nhà trọ của ông cũng từng là nạn nhân của “tín dụng đen”. Nhiều lần ông phải can ngăn công nhân khi họ có ý định vay nóng bên ngoài. Tuy nhiên, đó chỉ là biện pháp nhất thời, bởi làm sao để công nhân có thể tiếp cận nguồn vốn tốt hơn khi gặp khó khăn mới là giải pháp căn cơ.

Thùy Dương

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

Cựu Giám đốc và thuộc cấp Công ty 878 đã lập khống hồ sơ một công trình ở TP Hồ Chí Minh với số tiền gần 32 tỷ đồng và lập khống hồ sơ đối với công trình ở tỉnh Quảng Ngãi với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cựu Giám đốc Công ty 878 còn sử dụng 15 hóa đơn giá trị gia tăng không hợp pháp (hóa đơn khống) đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền thuế hơn 7,6 tỷ đồng…

Trước những vụ TNGT thương tâm mà các nạn nhân rơi vào “điểm mù” của xe tải, xe đầu kéo, các đội, trạm thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tuyên truyền vận động chủ doanh nghiệp vận tải, tài xế của các phương tiện lắp đặt camera quan sát để hạn chế những tai nạn đáng tiếc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文