Cảnh báo tình trạng “tiền mất tật mạng” khi đầu tư kinh doanh trên mạng

10:22 11/11/2023

Mặc dù cơ quan chức năng liên tục bắt, xử lý nghiêm các đối tượng lừa đảo đầu tư tài chính qua mạng và thường xuyên tuyên truyền về các cách thức lừa đảo của các đối tượng nhưng do phương thức, thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi nên vẫn còn nhiều nạn nhân bị lừa đảo với số tiền lớn. Thậm chí, nhiều nạn nhân khi sau sập bẫy của các đối tượng vẫn không tỉnh ngộ, tiếp tục mù quáng cuốn theo vòng xoáy bi kịch.

Từ bị hại trở thành đối tượng lừa đảo

Cuối tháng 8/2023, Võ Thị Tuyết (SN 1990; trú tại xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) bắt đầu tham gia thực hiện nhiệm vụ đầu tư bán hàng online. Thời gian đầu, Tuyết cũng cẩn thận, dè chừng khi chỉ bỏ vài triệu tiền đặc cọc để nhận hàng. “Em chỉ bỏ ra 5 triệu trong tháng đầu tiên nhưng khi thực hiện nhiệm vụ được gần 1 tháng em đã có thu nhập hơn 15 triệu”, Tuyết cho biết.

Đối tượng Võ Thị Tuyết tại Cơ quan Công an.

Tham gia được hơn 1 tháng, thấy lợi nhuận cao cùng với suy nghĩ bản thân có kiến thức về kinh tế nên người phụ nữ này đã quyết định đầu tư hơn 3 tỷ đồng vào thực hiện nhiệm vụ trên mạng để mong thu lợi nhuận lớn hơn. Tuy nhiên, sau khi Võ Thị Tuyết chuyển tiền thì hệ thống bị sập, các cách thức liên lạc với các đối tượng đã bị chặn. Đến lúc này, Tuyết mới tỉnh ngộ và biết mình chỉ là “con mồi” chứ không phải là “thợ săn”. Người phụ nữ này hối hận song đã quá muộn màng.

Điều đáng nói, để có số tiền hơn 3 tỷ đồng đầu tư trên mạng, lợi dụng vị trí công việc đang làm, sự tin tưởng của người dân, Võ Thị Tuyết đã nói dối với những người khác rằng có nhiều người cần vay tiền để “đảo khế” do khoản vay sắp đến thời hạn phải tất toán, sau khi giải ngân sẽ trả lại tiền. Với thủ đoạn trên, Tuyết đã lừa đảo chiếm đoạt với tổng số tiền hơn 2,5 tỷ đồng của các nạn nhân.

Tương tự như trường hợp trên, Trần Thị Soa (SN 1985; trú tại xã Tiến Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) vốn chỉ làm công việc liên quan đến tâm linh. Tháng 5/2023, Soa bắt đầu “lấn sân” sang đầu tư chứng khoán. Mặc dù quá trình đầu tư, Soa từng bị mất trắng mấy chục triệu đồng và nhiều người khuyên nên chỉ tập trung vào công việc chuyên môn nhưng vì bị đồng tiền làm mờ mắt nên Soa đã đưa hết tài sản tích góp bao năm “nướng hết” vào đầu tư tiền ảo.

Đối tượng Trần Thị Soa tại Cơ quan Công an.

Để có tiền gỡ gạc, tiếp tục đầu tư, Trần Thị Soa đã nảy ra ý định lợi dụng lòng tin của một người thân, lừa đảo số tiền 1,63 tỷ đồng. Tuy nhiên, người phụ nữ này tiếp tục bị mất trắng toàn bộ số tiền, bị hệ thống đầu tư chặn toàn bộ cách thức liên lạc.

Trần Thị Soa hối hận: “Tin tưởng vào những lời quảng cáo kiếm tiền nhanh thông qua đầu tư trên mạng xã hội nên em đã tham gia. Ban đầu, em được “ăn” mấy khoản nên tưởng dễ lời, đã lao vào đầu tư để rồi mất trắng tài sản. Với suy nghĩ tiếp tục đầu tư để lấy lại tiền, em đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân để giờ đây, cái giá mình phải trả là quá đắt, vừa mất công việc, vừa phải xa gia đình, lại vướng vòng lao lý”.

Cần nâng cao cảnh giác

Thời gian qua, mặc dù cơ quan chức năng đã có nhiều cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo, lôi kéo người chơi kinh doanh trên mạng internet, mạng xã hội nhưng vì hám lợi, nhiều người vẫn mù quáng đầu tư. Thậm chí, để có tiền tiếp tục kinh doanh trên mạng, một số người đã biến mình từ bị hại trở thành các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, để rồi khi nhìn lại thì mọi chuyện đã quá muộn.

Chỉ trong vòng ít ngày đầu tháng 11/2023, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An đã liên tiếp bắt giữ 3 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Điểm chung của các vụ án trên là trước khi phạm tội, các đối tượng đều là nạn nhân mất trắng tiền tỷ do đầu tư kinh doanh trên mạng xã hội.

Đủ chiêu trò mời gọi đầu tư siêu lợi nhuận trên mạng hòng lừa đảo người dùng.

Trung tá Hà Huy Đức, Đội trưởng Đội 2, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Nghệ An cho biết: “Điểm chung của các vụ án trên là bị can chính là nạn nhân của các trò lừa đảo trên mạng xã hội. Sau khi bị lừa đảo số tiền lớn, họ bí bách về tiền bạc, để có tiền chuyển cho các đối tượng lừa đảo nên quay ra lừa đảo ngoài thực tế. Từ bị hại, họ tự biến mình trở thành đối tượng vào vòng lao lý”.

Thượng tá Trần Đức Thân, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Nghệ An khuyến cáo: Chúng ta phải hết sức thận trong đối với các hoạt động đầu tư, đầu tư chứng khoán, đầu tư tiền ảo và các loại đầu tư trên mạng xã hội. Bởi, nếu không nâng cao cảnh giác sẽ dễ bị các đối tượng qua mạng xã hội thao túng tâm lý; bằng các phương thức, thủ đoạn khác nhau, chúng lừa đảo để chiếm đoạt tài sản. Nạn nhân chỉ khi bị mất trắng tài sản thì mới tỉnh ngộ, hối hận, song đã quá muộn màng.

Nhiều bài học đã được rút ra, các cơ quan chức năng cũng đã đưa ra nhiều cảnh báo. Tuy nhiên, trước hết, mỗi người phải đề cao cảnh giác, nâng cao hiểu biết pháp luật và trình độ công nghệ thông tin để tránh bị lừa, đặc biệt là không “mắc bẫy” bởi chính lòng tham của mình để tránh những sự việc đáng tiếc “tiền mất, tật mang”.

Phạm Thủy – Văn Hậu

Những ngày cuối tháng 4/1975, là một thanh niên Sài Gòn (tròn 19 tuổi), tôi cảm nhận rõ sự thay đổi lớn lao của đất nước đang đến rất gần. Và trong ngày 30/4 lịch sử ấy, tôi đã cầm chiếc máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn, ghi lại những khoảnh khắc quân Giải phóng tiến vào nội đô.

Chiến lược dữ liệu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ xác định là nguồn tài nguyên mới, yếu tố then chốt cho chuyển đổi số quốc gia, tạo ra giá trị mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phục vụ lợi ích người dân. Dữ liệu của Việt Nam mở ra không gian hoạt động và phát triển mới cho Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Đàm Vĩnh Hưng, lại một lần nữa là Đàm Vĩnh Hưng, những ngày qua đã làm dậy sóng dư luận trong lần xuất hiện hoành tráng của mình. Câu hỏi tại sao lại là Đàm Vĩnh Hưng có thể dễ được lý giải theo chủ quan của Hưng là "các thành phần xấu lợi dụng đẩy câu chuyện này đi xa", nhưng cũng sẵn sàng được một chiều khác của dư luận diễn dịch theo cách: "Vì sự tự tin thái quá dẫn đến quyết định phản cảm của chính Đàm Vĩnh Hưng".

Gần 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh An Giang tham gia liên kết sản xuất với Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (gọi tắt là Tập đoàn Lộc Trời) như ngồi trên đống lửa khi lúa đã bán đi, tiền chưa nhận được, nợ chi phí sản xuất của vụ Đông Xuân chưa trả thì gánh nặng của đợt xuống giống vụ Hè Thu lại đến…

Dự thảo Nghị định quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo và dự thảo Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) khi Nhà nước thu hồi đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo đang được đưa ra lấy ý kiến đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp.

Điện Biên là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc. Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của quan hệ hợp tác quốc tế, Đảng ủy Ban Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo triển khai đồng bộ các hoạt động đối ngoại trong đó có hợp tác quốc tế với Công an các tỉnh có đường biên giới tiếp giáp thuộc 2 quốc gia Lào và Trung Quốc trong đấu tranh với tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia…

Các đơn vị trúng thầu dự án đường nối đường Hồ Chí Minh nhánh Đông với đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đi qua địa bàn xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, đã san ủi đồi núi, đổ lấp xuống con sông chảy qua địa bàn xã này hàng nghìn m3 đất đá. Hậu quả của việc làm này không chỉ gây ra tình trạng sông suối bị chặn dòng, thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt, sản xuất ở vùng hạ du, mà còn gây ô nhiễm môi trường xung quanh; gây bồi lấp, nhấn chìm ruộng đồng, nhà cửa của hàng trăm hộ dân ở đây vào mùa mưa lũ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文