Có nạn nhân đã phải tìm đến cái chết khi sa bẫy app “tín dụng đen”

15:07 27/10/2021

Mặc dù các app “tín dụng đen” quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội, và để vay vài triệu tiêu dùng là không khó. Nhưng nhiều người lỡ dính vào mới hối không kịp, chia sẻ rằng, sẽ không bao giờ dám dính vào “tín dụng đen” nữa. Bi kịch hơn, nhiều người không thoát ra được khi vướng vào quá nhiều app, đã phải tìm đến… cái chết.

Tự tử để thoát nợ

Tháng 3/2020, cô gái N.H.H ở Biên Hòa, Đồng Nai đã tự tự ở phòng ngủ tại nhà riêng. Trong bức thư để lại, cô gái nói đến việc cô vay tiền qua app “tín dụng đen” trên internet. Vì vay giấu gia đình nên khi đến hạn trả nợ, cô đã bị các đối tượng liên tục đe dọa nên đã phải tìm đến cái chết để giải thoát.

Cũng giống như chị H, anh K, 27 tuổi, giảng viên một trường cao đẳng ở Kiên Giang, cũng bị đẩy vào đường cùng phải tự tử khi vay tiền qua app. Chỉ vay được 5 triệu đồng nhưng sau 7 ngày, đến hạn phải trả, anh K không có khả năng thanh toán. Các đối tượng cho vay nặng lãi lại tiếp tục giới thiệu cho anh vay qua các app khác. Tổng số nợ của anh qua các app đã lên đến 200 triệu đồng. Liên tục bị khủng bố và đòi nợ, đến ngày 10/5, anh đã phải tìm đến… cái chết.

Tuy không dại dột như hai trường hợp trên, nhưng anh S chọn một lựa chọn cũng không hay ho hơn là mấy. Mang cả vợ con từ quê lên Hà Nội kiếm sống, vợ làm công nhân lương “ba cọc ba đồng”, anh S cố gắng vay mượn để mua chiếc taxi lấy “cần câu cơm” và nuôi 3 con nhỏ. Nhưng cuộc sống không hề đơn giản. Hàng tháng, ngoài kiếm tiền nuôi vợ con, tiền nhà trọ, tiền học hành của con nhỏ, anh S còn phải “cầy” thêm để trả nợ chiếc xe trả góp.

Các đối tượng cho vay theo kiểu “tín dụng đen” thường dùng mọi thủ đoạn để đòi nợ.

Tháng làm được khá không sao, tháng khó khăn, làm không đủ tiêu, khi nghe bạn giới thiệu có nhiều app cho vay tiền dễ dàng, anh S liền… tặc lưỡi. Vốn không hiểu biết gì nhiều, thấy vậy anh cũng làm theo, vì thấy thủ tục khá đơn giản, chỉ cần chứng minh thư và số điện thoại. Chỉ trong 5 tháng, lãi “mẹ đẻ lãi con”. Trong khi đó hằng ngày, các đối tượng đến nhà đòi nợ liên tục. Các đối tượng hù dọa người lớn không sao, đằng này lại dọa nạt cả trẻ mấy đứa trẻ con anh, khi các cháu đứa lớn mới chỉ lớp 5, đứa nhỏ lớp 3, khiến các bé quá sợ. Có hôm, các đối tượng nhằm vào lúc cả nhà đang ăn cơm, các đối tượng xăm trổ vằn vệ ở tay chân, cổ đeo “vòng xích” đến đòi nợ, gây áp lực.

Cực chẳng đã, anh đã phải bán cả chiếc xe vốn là cần câu cơm của cả gia đình để đi trả nợ. Anh S thì thất nghiệp, con gái lớn anh đang học lớp 5 cũng phải nghỉ học ở nhà vì bố mẹ không có khả năng đóng học phí. Cuộc sống khó khăn khiến gia đình mâu thuẫn, vợ chồng cãi vã. Chán đời, anh S đã bỏ nhà ra đi.

Nâng cao hiểu biết pháp luật và tránh xa “tín dụng đen”

Những người vướng vào vay nợ “tín dụng đen” thường là người thu nhập thấp, hoặc học sinh, sinh viên, vốn sống và sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế; các đối tượng cho vay nặng lãi thì thủ đoạn thủ đoạn ngày càng tinh vi, nhiều nạn nhân nói, có dính vào mới hiểu hết các thủ đoạn của chúng. Vì vậy để tránh bẫy “tín dụng đen”, tránh sự lừa gạt, tốt nhất nên tránh xa các loại hình dịch vụ cho vay này. Số tiền vay không được nhiều, không giải quyết được việc lớn, chỉ giải quyết việc chi tiêu, nên nếu xoay xở được thì cố gắng xoay xở…

Một bạn đọc giấu tên lỡ dính bẫy “tín dụng đen” chia sẻ: “Tôi đã có những ngày sống trong hoảng sợ. Vừa phải lo nghĩ cách trả tiền, vừa uất ức, vừa phải đối phó với các đối tượng xiết nợ. Không chỉ riêng tôi, mà người thân tôi cũng bị chúng khủng bố. Hy vọng đừng ai dính vào “tín dụng đen” nữa”.

Một bạn đọc khác chia sẻ: “Vấn đề thoát ra khỏi “tín dụng đen” bằng cách nào. Nếu như có tiền để trả hết thì chắc chắn người trong cuộc đã trả dứt rồi. Vậy khi không có, thì phải dứt ra làm sao đây?”.

Mặc dù đã có nhiều cảnh báo, nhưng tín dụng đen vẫn đang là vấn nạn của xã hội. Để tránh không bị mắc bẫy, mỗi người cần nâng cao cảnh giác để không sa chân vào bẫy “tín dụng đen”.

N.C

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文