Để tín dụng tiêu dùng đến gần hơn với người dân

12:57 29/12/2021

Tín dụng tiêu dùng là loại hình dịch vụ phổ biến ở các nước trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam, hình thức cho vay này vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người, chưa tiếp cận sâu rộng đến người dân.

Giải pháp hữu ích cho người gặp khó khăn về tài chính

Nhiều năm trước, khi có nhu cầu vay vốn, người dân thường tìm đến các ngân hàng để vay thế chấp, nghĩa là để vay tiền, khách hàng phải có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, đối với các khoản nhỏ, khoảng 10 triệu đồng trở xuống, khách hàng ít đến ngân hàng vì tâm lý “ngại” thủ tục và thời gian xử lý lâu. Sự xuất hiện của các công ty tài chính như một giải pháp cứu cánh đối với người có thu nhập trung bình hoặc thấp, không ổn định, có nhu cầu vay với giá trị nhỏ, thời gian ngắn.

Trả lời bạn đọc trong buổi toạ đàm “Đẩy lùi tín dụng đen, tăng cường tín dụng chính thức” do Báo CAND phối hợp với Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC - FE CREDIT tổ chức vừa qua, ông Nguyễn Thành Phúc, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Nguồn vốn Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC - FE CREDIT cho biết: Việc ra đời và tồn tại của các công ty tài chính tiêu dùng là phù hợp với nhu cầu thực tiễn, tạo điều kiện cho các khách hàng không thể tiếp cận dịch vụ cho vay của ngân hàng thương mại có thể tiếp cận nguồn vốn phục vụ nhu cầu đời sống và thúc đẩy tiêu dùng trong xã hội.

Ông Nguyễn Thành Phúc, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Nguồn vốn, Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC - FE CREDIT.

Các công ty tài chính chính thống là sự lựa chọn vừa an toàn, thông tin minh bạch, vừa dễ dàng, tiện lợi cho người dân khi có nhu cầu vay tiền thông qua các chính sách vay đa dạng, thời hạn linh hoạt, thủ tục phê duyệt đơn giản, nhanh chóng. Đặc biệt, các khoản vay đều được giám sát bởi cơ quan quản lý nhà nước, mức lãi suất công khai, tuân thủ theo quy định; mọi điều khoản, quyền lợi, nghĩa vụ, thời gian,… đều được quy định rõ trong hợp đồng.

Đồng hành cùng người dân vượt qua đại dịch

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội khiến hàng loạt cơ sở tạm ngừng kinh doanh, kinh doanh không có lãi; chủ cơ sở nợ lương, người lao động mất việc làm khiến nhu cầu vay tiền để phục vụ tiêu dùng và kinh doanh tăng cao. Để hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính và ngân hàng thương mại đưa ra nhiều chính sách về sản phẩm cho vay cũng như giảm lãi suất.

Theo bà Đặng Thị Thanh Hồng - Phó trưởng phòng Tín dụng ngành nông nghiệp, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng và tổ chức tài chính đang tích cực đẩy mạnh số hoá để tiết kiệm thời gian, chi phí in ấn, đơn giản thủ tục để thuận tiện hơn cho khách hàng, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh.

Bà Hồng cũng cho biết thêm, các công ty tín dụng tiêu dùng có vai trò quan trọng trong cung ứng dịch vụ tài chính tiêu dùng tới người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Trong Quyết định số 1178/QĐ-NHNN ngày 31/5/2019, Ngân hàng Nhà nước vạch ra 7 mục tiêu, trong đó có việc phát triển các tổ chức tín dụng tiêu dùng, các công ty tài chính vi mô nhằm phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý phù hợp với xu thế chuyển đổi công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, khuyến khích công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô mở rộng mạng lưới giao dịch tới vùng sâu, vùng xa.

Cho vay tiêu dùng là loại hình cung cấp khoản vay cho cá nhân nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng như mua sắm, du lịch, chi trả y tế, đi lại,… của cá nhân và hộ gia đình. Các chuyên gia dự đoán, đây sẽ là xu hướng tiêu dùng trong tương lai nhưng làm thế nào để người dân có thể tiếp cận với nguồn tài chính uy tín này cần có sự vào cuộc của nhiều ban ngành khác nhau, từ việc hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho tài chính tiêu dùng tăng trưởng cho đến công tác tuyên truyền để người dân tránh xa tín dụng đen, thay vào đó sẽ tìm đến các ngân hàng thương mại hoặc các công ty tài chính hợp pháp.

Nguyễn Thiệu

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

Sáng ngày 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự phát biểu chỉ đạo. Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có bài phát biểu tham luận với chủ đề "Ứng dụng dữ liệu dân cư hỗ trợ phát triển dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn trong chuyển đổi số ngân hàng"...

Thanh tra Bộ Giáo dục- Đào tạo vừa có kết luận thanh tra việc liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài tại Việt Nam đối với Công ty TNHH Giáo dục IDP Việt Nam (gọi tắt Công ty IDP) có trụ sở đặt tại số 161-161A, đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Tàu cá mang số hiệu QB 92198 TS của ngư dân Quảng Bình đang đánh bắt trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ thì bất ngờ bốc cháy dữ dội. Trên tàu có 7 ngư dân may mắn đã được cứu nạn an toàn.

Không chỉ sử dụng chữ ký “khô” (dấu chữ ký) của GS Trần Phương – Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng nhà trường để điều hành các hoạt động, HUBT hiện cũng chưa hoàn thành việc chuyển đổi mô hình từ trường đại học dân lập sang mô hình đại học tư thục theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cũng chưa thành lập được Hội đồng trường (HĐT) theo quy định. Điều đó dẫn tới việc HUBT nhiều năm nay rơi vào tình trạng khủng hoảng công tác quản trị, nội bộ mất đoàn kết; các vụ tố cáo, khiếu nại kéo dài.

70 năm về trước, phát huy truyền thống của quê hương Xôviết anh hùng, bằng ý chí, quyết tâm, quân và dân xứ Nghệ đã cùng dốc sức đồng lòng, góp máu xương làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Những người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều đã cao tuổi, song ký ức về năm tháng “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, về chiến tranh khốc liệt mà hào hùng và cảm xúc hân hoan trong ngày vui chiến thắng vẫn còn nhớ như in...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文