FE CREDIT quyết liệt kiểm soát và xử lý nợ xấu

19:29 18/04/2022

Trước lo ngại nợ xấu tăng cao sau dịch COVID-19, các công ty tài chính đang quyết liệt đưa ra các giải pháp kiểm soát rủi ro cũng như thu hồi, xử lý nợ xấu một cách triệt để.

Lo ngại nợ xấu tăng cao sau dịch

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 47/NQ-CP về việc thông qua Dự án Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Theo đó, Chính phủ giao giao Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 để trình Quốc hội theo quy định.

FE CREDIT quyết liệt kiểm soát và xử lý nợ xấu -0

Được biết, Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ hết hiệu lực vào ngày 15/8/2022. Tuy nhiên do lo ngại nợ xấu tăng cao ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế, NHNN đã đề nghị kéo dài thời gian áp dụng Nghị quyết số 42 đến ngày 15/8/2025.

Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết sau gần 5 năm thực hiện, NHNN cho biết, tổng số nợ xấu được xử lý trong thời gian áp dụng Nghị quyết số 42 đạt trung bình khoảng 5.660 tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2.140 tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi Nghị quyết số 42 có hiệu lực.

Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng liên tục từ năm 2020 đến nay, đến cuối tháng 11/2021 tăng cao ở mức trên 2%. Theo NHNN, đánh giá một cách thận trọng thì tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho công ty quản lý nợ và tài sản của các tổ chức tín dụng và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu ở mức cao là 7,42%. Do vậy, nguy cơ nợ xấu gia tăng trở lại do dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mọi hoạt động của nền kinh tế, NHNN cho rằng, việc tiếp tục kéo dài cơ chế xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 là rất cần thiết.

Riêng đối với mảng tài chính tiêu dùng, khách hàng chính của các công ty tài chính là nhóm khách hàng dễ chịu tổn thương nhất trước tác động bởi COVID-19 do mất việc làm, giảm thu nhập. Theo ý kiến của một số chuyên gia, nợ xấu tại nhiều công ty tài chính đã/sẽ tăng 30-40%. Trong khi đó, công tác thu hồi nợ của các công ty này rất khó khăn, khả năng đến quý II/2022 mới có thể hồi phục.

Công ty tài chính nỗ lực kiểm soát nợ xấu sau dịch

Để hạn chế nguy cơ nợ xấu tăng cao sau dịch COVID-19, các công ty tài chính đã và đang quyết liệt đưa ra các giải pháp nhằm thu hồi, xử lý nợ xấu một cách triệt để.

Tại FE CREDIT, với thị phần khoảng 50%, doanh nghiệp này chịu tác động rõ rệt bởi đại dịch khi vừa phải cắt giảm cho vay vừa phải tăng cường trích lập dự phòng nhằm đảm bảo chất lượng tài sản trong dài hạn.

Để kiểm soát nợ xấu, FE CREDIT đã tích cực nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, chủ động kiểm soát chất lượng tín dụng. Cụ thể, công ty luôn sẵn sàng tư vấn cho khách hàng cũng như đánh giá khả năng trả nợ, phân loại khách hàng để có kế hoạch trả nợ phù hợp cho khách hàng, hạn chế phát sinh nợ xấu. Công ty cũng chủ động trích lập dự phòng rủi ro với nợ xấu, phân loại nhóm nợ theo đúng tình trạng của khoản nợ.

Về công tác thu hồi nợ, FE CREDIT ưu tiên các giải pháp hỗ trợ khách hàng thanh toán phù hợp với khả năng. Công ty đã triển khai các chương trình miễn, giảm lãi theo quy định để chia sẻ khó khăn với những khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Đồng thời, công ty cũng liên tục đầu tư vào công nghệ để hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro. Việc sử dụng công nghệ trong quá trình thẩm định, giải ngân bằng xác thực khuôn mặt hay như công nghệ định danh điện tử eKYC tiên tiến nhất hiện nay… đóng vai trò quan trọng giúp FE CREDIT đưa ra quyết định cho vay chính xác hơn và giảm thiểu rủi ro nợ xấu.

Trong thời gian tới, bám sát các chỉ đạo, định hướng của Chính phủ và NHNN nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xử lý, thu hồi nợ xấu, FE CREDIT dự kiến tiếp tục triển khai chiến lược thu hồi nợ một cách triệt đồng thời đưa ra các sáng kiến thu hồi nợ hiệu quả nhằm thích ứng với tình hình thực tế cũng như giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp.

Đại diện FE CREDIT cho biết: “Chúng tôi hy vọng sau sự phục hồi của quý I/2022, công ty sẽ lấy lại được đà tăng trưởng. Hiện tại FE CREDIT luôn sẵn sàng nguồn lực để thực hiện kế hoạch đó. Chúng tôi tiếp tục cố gắng mở rông tiệp khách hàng thông qua bán chéo, bán bổ sung các sản phẩm dịch vụ. Cũng chính khủng hoảng đã mang lại cho chúng tôi bài học về chiến lược thu hồi nợ và ứng dụng công nghệ để giảm thiểu chi phí”.

PV

LTS: Chuyên đề An ninh thế giới Giữa tháng – Cuối tháng số Xuân Ất Tỵ (tháng 1/2025) đăng bài viết “Chuyến hành quân ngược tháng 4/1975” của Thiếu tướng, nhà văn Khổng Minh Dụ, kể lại chuyến công tác đặc biệt của ông (khi đó là cán bộ của Đoàn Tình báo chiến lược J22 - Bộ Quốc phòng) đưa ông Ba Quốc, tức Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Đặng Trần Đức, từ miền Nam ra Hà Nội. Sau khi báo phát hành đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc.

Từ đầu năm nay, dù hoạt động đấu giá đất tại các huyện vùng ven Hà Nội không còn "nóng" như trước nhưng tình trạng bỏ cọc trúng đấu giá đất vẫn xảy ra. Vụ việc 22 lô đất trúng đấu giá ở Hà Đông bị bỏ cọc mới đây một lần nữa đặt ra câu hỏi, làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này?

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 8-9. 2.

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 29/3, Cục An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác. Cơ quan ANĐT cũng đã vạch trần mánh khóe phạm tội của các đối tượng trong vụ án.

Ngày 29/3, đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng chống dịch sởi tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp với hơn 3.000 ca nghi nhiễm.

Ngày 29/3, Công an TP Hà Nội cho biết, một người phụ nữ ở quận Đống Đa, TP Hà Nội đã bị lừa 150 triệu đồng khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con. Đây không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy lừa đảo của các đối tượng lợi dụng công nghệ Deepfake để tạo ra những video giả mạo với hình ảnh và giọng nói giống như người thật

Liên quan đến vụ việc Trường TH, THCS, THPT quốc tế Mỹ ở huyện Nhà Bè bị "vỡ nợ" vào năm ngoái, ngày 28/3 bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra ngày 11/3/2025 của Thanh tra thành phố đối với những dấu hiệu sai phạm tại trường này…

Hôm nay ngày 29/3, tức ngày 1/3 âm lịch, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 chính thức khai hội. Trong ngày hôm nay đã có hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền của Tổ quốc về Đền Hùng tham gia các hoạt động giỗ Tổ. Công tác bảo đảm ANTT, ATGT đã được Công an tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, tạo thuận lợi cho người dân, du khách khi về Đền Hùng tham gia các hoạt động lễ hội.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Sau 20 lần mang dây chuyền vàng giả đến các tiệm vàng, tiệm cầm đồ để cầm cố, rồi chiếm đoạt trót lọt hàng trăm triệu đồng, đến lần thứ 21 thì chiêu trò lừa đảo của "nữ quái" đã bị một tiệm vàng phát hiện, báo tin cho Công an bắt quả tang.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.