Vì sao vay tiền qua công ty tài chính trở thành xu thế hiện nay?

13:38 24/06/2022

Với các thủ tục nhanh gọn, tiện lợi, không cần thế chấp, các công ty tài chính tín dụng đã được nhiều người dân lựa chọn và đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân.

Thủ tục đơn giản, nhanh gọn

Thời gian qua, khi tình hình dịch COVID-19 kéo dài, cuộc sống của nhiều người dân gặp khó khăn, nhất là về tài chính. Bên cạnh ngân hàng truyền thống, nhiều người dân đã tìm đến các công ty tài chính để vay tiền.

PGS.TS Nguyễn Hồng Nga, Trưởng Bộ môn Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh nhận định, dịch COVID- 19 xảy ra làm cho cuộc sống của người dân bị đảo lộn, nhất là về khía cạnh tài chính. Nhiều gia đình mất phần lớn thu nhập và rơi vào tính trạng nợ nần, thậm trí thiếu tiền để mua những hàng hóa và sản phẩm thiết yếu. Do vậy họ phải  đi vay tiền bằng hình thức tín dụng vi mô.

PGS.TS Nguyễn Hồng Nga.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Nga, việc người dân tìm đến các công ty tín dụng, tài chính để vay tiền là điều dễ hiểu. Thứ nhất họ vay tiêu dùng và số tiền vay nhỏ, từ khoảng vài triệu đến vài chục triệu. Thứ hai: Thủ tục đơn giản, nhanh chóng hơn tại ngân hàng và chỉ cần các giấy tờ nhân thân như: chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu,… là có thể vay được. Khách hàng thường không phải có tài sản thế chấp. Thứ ba, đó là các công ty tài chính đáp ứng được nhu cầu vay vi mô rộng rãi của khách hàng. Từ mua sắm các thiết bị gia dụng như ti vi, tủ lạnh, điện thoại,… cho đến vay mua ô tô, xe máy.

“Ưu điểm của loại hình này là thủ tục đơn giản, nhanh gọn, không cần thế chấp và đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân, nhất là trong dịp COVID-19 khi người dân có nhu cầu cao về tín dụng vi mô để mua sắm hàng hóa thiết yếu như thực phẩm, chi trả học phí, sửa chữa nhà ở… và những hàng hóa sử dụng lâu bền như máy tính, điện thoại… Tuy nhiên, người dân phải trả lãi suất cao từ những lợi thế trên của vay tín dụng từ các công ty tài chính”, PGS.TS Nguyễn Hồng Nga chia sẻ.

Mức độ đảm bảo cho người vay cao

Lợi thế khi vay tiền từ các công ty tài chính, tín dụng có thể thấy rõ. Tuy nhiên, theo ông Nga, không phải người dân nào cũng sáng suốt lựa chọn được bên cho vay uy tín, được ngân hàng nhà nước cho phép. Điều này khiến cho họ dễ tự biến mình thành con mồi cho các ổ nhóm tội phạm tín dụng đen. Và bản thân các công ty tín dụng, tài chính được cấp phép cũng dễ bị đánh đồng với “tín dụng đen”.

“Ở đây có vấn đề được gọi là thông tin bất cân xứng khi người dân chưa tìm hiểu kỹ về loại hình tín dụng của các công ty tài chính được cấp phép từ ngân hàng nhà nước. Việc này nguy hiểm ở chỗ, nó có khả năng làm giảm mong muốn sử dụng tín dụng từ phía người dân với các tổ chức tài chính tin cậy bởi người dân nghĩ các tổ chức tài chính này chả khác gì mấy so với tín dụng đen ngoại trừ được ngân hàng nhà nước cấp phép. Đây là hệ quả của cái gọi là lựa chọn ngược trong lý thuyết bất đối xứng thông tin. Điều này dẫn tới giảm hiệu quả hoạt động của các công ty tài chính được cấp phép và việc lẫn lộn giữa các tổ chức tài chính chính thức và “tín dụng đen”. Đây là các công ty tài chính chính thức và hoạt động theo qui định và thông tư của ngân hàng nhà nước và một điều chắc chắn là lãi suất thấp hơn nhiều so với vay tín dụng đen”, PGS.TS Nga nêu quan điểm.

Để tránh rủi ro và có thể rơi vào vòng lao lý, ông Nga đề nghị người dân cần lưu ý các vấn đề khi có ý định vay tiền từ các công ty tài chính, tín dụng.

Điều đầu tiên, cần đọc kỹ các điều khoản của hợp đồng vay, nhất là lãi suất cho vay, tời điểm xác định lãi suất, phương pháp tính lãi và thời hạn trả lãi và gốc.

Theo Thông tư số 39 năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Do đó, người vay tiền cần phải tìm hiểu kỹ mức lãi suất, thời hạn của lãi suất này của công ty tài chính có nằm trong khả năng trả nợ của mình hay không, trước khi đặt bút ký hợp đồng vay.

Điều thứ 2, theo PGS.TS Nga, người vay cần trả đúng theo thời hạn ký kết bởi nếu trả không đúng hạn sẽ bị phát rất nặng. Người dân phải biết các loại phí phải trả ngoài các khoản phí và lãi cố định. Hợp đồng, có qui định người vay có được gia hạn nợ hay không? Chế tài xử lý vi phạm hợp đồng. Gia hạn như thế nào? Cách tính lãi và các khoản phí liên quan trong trường hợp này... Hơn nữa đã mang danh con nợ xấu thì sau này khó vay và nếu có vay được cũng sẽ bị áp lãi suất cao hơn bình thường.

“Người dân cần hành xử văn minh khi bị các công ty tài chính đưa thông tin không tốt về bản thân người đi vay. Không dùng luật rừng hay xã hội đên để xử lý các vụ việc liên quan đến tín dụng tại các tổ chức tài chính hợp pháp, kẻo tiền mất tật mang”, PGS.TS Nga khuyến cáo thêm.

Đối với các công ty tài chính, tín dụng, vị chuyên gia kinh tế này đề nghị cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Ngân hàng nhà nước về hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng hiệu quả, trung thực và công bằng. Hơn nữa, các công ty cần có cách thức quảng cáo, Marketing để người dân có niềm tin vào các tổ chức tài chính hợp pháp này.

“Quan trọng là bằng sự niềm nở, nhiệt tình và văn minh, cố gắng giảm thời gian và các chi phí giao dịch khác, các công ty tài chính vi mô sẽ gia tăng được giao dịch và số lượng khách hàng, điều này lại dẫn tới lợi nhuận của các công ty tài chính gia tăng và lại kích thích kinh doanh với lãi suất hợp lý cho cả đôi bên”, PGS.TS Nga nhắn gửi.

Đình Hoàn

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文