Armenia đề xuất hiệp ước hòa bình với Azerbaijan

21:05 16/02/2023

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết nước này đã hòa thành bản dự thảo của hiệp ước hòa bình đầy đủ với Azerbaijan nhằm chấm dứt tranh chấp kéo dài hàng thập kỷ qua xung quanh khu vực Nagorno-Karabakh.

Chiến sự kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người. Ảnh minh họa AP. 

Thủ tướng Pashinyan, phát biểu trong cuộc họp nội các ngày 16/2, cho biết hiệp ước hòa bình sẽ cung cấp các cơ chế giám sát của cả hai bên để ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Armenia đã hoàn thành "một trong các giai đoạn nhằm hướng đến một hiệp ước hòa bình và thiết lập quan hệ ngoại giao với Azerbaijan".

Văn bản liên quan đến hiệp quóc đã được chuyển đến Azerbaijan và nếu được ký kết sẽ đem lại hòa bình lâu dài, ông Pashinyan cho biết.

Ngoài ra, các bản sao cũng đã được gửi đến thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) là Nga, Mỹ và Pháp. Các quốc gia này là đồng chủ tịch của “Nhóm Minsk” do OSCE thành lập năm 1992 nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Armenia-Azerbaijan.

Trong quá khứ từng có các cuộc đàm phán hòa bình qua trung gian quốc tế nhưng đều không đem lại kết quả thực chất giải quyết cuộc xung đột. 

Hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã rơi vào tình trạng xung đột vì tranh chấp liên quan đến khu vực Nagorno-Karabakh, nằm ở Azerbaijan nhưng có dân số chủ yếu là người Armenia. Xung đột đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người. Cuộc xung đột vũ trang nổ ra từ tháng 2/1988. Một lệnh ngừng bắn được lãnh đạo hai bên ký kết tại Moscow (Nga) ngày 15/5/1994.

Chiến tranh tiếp tục âm ỉ nhiều thập kỷ sau đó. Ngày 12/9/2022, một loạt cuộc đụng độ đã nổ ra giữa quân đội Armenia và Azerbaijan dọc theo biên giới hai nước, đánh dấu sự leo thang đáng kể trong cuộc khủng hoảng biên giới và khiến gần 300 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương ở cả hai phía. 

Duy Tiến (Theo Al Jazeera)

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đại diện cử tri, thực hiện những quyền hạn, nhiệm vụ về giám sát, bảo vệ lẽ phải, giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Từ vụ án của ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Lê Thanh Vân cho thấy, cần xem xét bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến việc giám sát ĐBQH tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và góp phần phòng ngừa vi phạm.

Thông tin trên được Tỉnh ủy Lâm Đồng công bố tại hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 15/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII diễn ra ngày 27/12.

Ngày 27/12, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, Trường Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (Saigon Star International School) gồm Trường Mẫu giáo Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn và Trường tiểu học Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) chưa được Sở cấp phép hoạt động giáo dục.

UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành liên quan loại bỏ chức năng nhà ở thương mại đối với lô đất 94 Lò Đúc. Ngay trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành công tác đầu tư theo hướng xây dựng không gian hiện đại về thương mại - dịch vụ. 

Ngày 27/12, Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh vừa ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Đức Hòa (SN 1989, trú tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) và Võ Thành Đạt (SN 2000, trú tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hai phóng viên đến mỏ cát trên địa bàn xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình và đe dọa sẽ viết bài liên quan đến các sai phạm của mỏ cát này và yêu cầu chủ mỏ cát phải chung chi 50 triệu đồng để bỏ qua.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文