Bán đảo Triều Tiên trước nguy cơ xung đột hạt nhân

08:22 05/01/2023

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol mới đây đã chỉ thị cho các cố vấn cân nhắc tới việc ngừng thỏa thuận giảm thiểu căng thẳng quân sự liên Triều ký năm 2018, động thái được đưa ra sau khi Seoul phát hiện nhiều thiết bị bay không người lái của Triều Tiên vượt qua biên giới vào nước này.

Thông tin trên được Thư ký báo chí cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc Kim Eun-hye đưa ra ngày 4/1. Theo đó, Tổng thống Yoon Suk-yeol đã chỉ đạo Văn phòng An ninh Quốc gia xem xét đình chỉ "Biên bản nhất trí thực thi Tuyên bố Panmunjom ở lĩnh vực quân sự", còn được biết đến là "thỏa thuận quân sự liên Triều", được Hàn Quốc và Triều Tiên đã ký kết ngày 19/9/2018, nhân Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại Bình Nhưỡng.

Thỏa thuận này bao gồm các biện pháp thực chất nhằm giải tỏa căng thẳng và ngăn chặn các cuộc xung đột không mong muốn trên Bán đảo Triều Tiên, như dừng toàn bộ các hành vi thù địch lẫn nhau trên đất liền, trên biển và trên không, phi vũ trang Khu vực an ninh chung tại làng đình chiến Panmunjom, rút thí điểm trạm gác phía trong Khu phi quân sự liên Triều.

Bán đảo Triều Tiên trước nguy cơ xung đột hạt nhân -0
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. Ảnh Getty Images.

Ngoài ra, Tổng thống Hàn Quốc chỉ thị Bộ trưởng Quốc phòng Lee Jong-sup thành lập đơn vị máy bay không người lái thực hiện các hoạt động giám sát và trinh sát, đồng thời xây dựng hệ thống sản xuất hàng loạt máy bay không người lái khó phát hiện trong năm nay và thúc đẩy phát triển máy bay không người lái tàng hình trước cuối năm. Chỉ thị của Tổng thống Yoon Suk-yeol là lời kêu gọi các lực lượng vũ trang Hàn Quốc xây dựng "khả năng phản ứng áp đảo vượt ra ngoài phản ứng tương xứng trước các hành động khiêu khích của Triều Tiên", bà Kim giải thích.

Động thái này diễn ra sau khi quân đội Hàn Quốc phát hiện 5 thiết bị bay không người lái (UAV) của Triều Tiên vượt qua biên giới liên Triều trong ngày 26/12/2022. Sau sự kiện này, Hàn Quốc đã phát đi thông điệp cảnh báo, bắn cảnh cáo, điều các máy bay chiến đấu để ngăn các UAV của Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017, UAV của Triều Tiên bị phía Hàn Quốc phát hiện xâm nhập không phận.

Quan hệ giữa hai miền Triều Tiên luôn trong tình trạng căng thẳng xuyên suốt nhiều thập niên sau khi cuộc chiến 1950-1953 kết thúc bằng một thỏa thuận đình chiến, không phải hiệp ước hòa bình. Trong những năm gần đây, căng thẳng song phương dù có những phút hạ nhiệt nhưng tình hình có dấu hiệu leo thang trở lại kể từ khi ông Yoon nhậm chức vào tháng 5/2022 cùng cam kết cứng rắn hơn đối với Bình Nhưỡng. Từ đầu năm 2022, Triều Tiên liên tục phóng thử nhiều loại tên lửa và vũ khí trong khi Hàn Quốc nối lại các cuộc tập trận chung với đồng minh quân sự quan trọng là Mỹ.

Mới đây, dù bỏ ngỏ khả năng tập trận hạt nhân, song cả Hàn Quốc và Mỹ đều khẳng định không loại trừ sử dụng các biện pháp hạt nhân khác với Triều Tiên, một tuyên bố khiến tình hình trên bán đảo Triều Tiên trở lên nóng hơn bao giờ hết. Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 3/1, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre khẳng định, việc hai nước có tập trận hạt nhân trong tương lai hay không vẫn chưa rõ ràng bởi Hàn Quốc không phải là một cường quốc hạt nhân. Các cuộc tập trận hạt nhân thường xuyên giữa Mỹ và Hàn Quốc nếu diễn ra sẽ cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên, hai bên đang xem xét tăng cường chia sẻ thông tin, lập kế hoạch chung theo yêu cầu từ Tổng thống hai nước sau cuộc gặp ở Campuchia vào tháng 11/2022 để tìm cách giải quyết các mối đe dọa từ Triều Tiên.

Ngay sau tuyên bố của Mỹ, Thư ký báo chí của Tổng thống Hàn Quốc Kim Eun-hye cũng khẳng định, để đối phó với vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, hai bên đang thảo luận để tìm ra biện pháp chia sẻ thông tin về hoạt động của các tài sản hạt nhân thuộc sở hữu của Mỹ, đồng thời cùng lập kế hoạch để thực hiện. Bình luận của giới chức Mỹ và Hàn Quốc đưa ra không lâu sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng phủ nhận thông tin hai nước thảo luận tập trận hạt nhân chung. Trước đó, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cũng cho biết hai bên đang đàm phán về việc tiến hành các cuộc tập trận chung sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ. Theo Tổng thống Hàn Quốc, Mỹ đã phản hồi rất tích cực về ý tưởng này.

Phản ứng của Mỹ và Hàn Quốc được đưa ra trong bối cảnh truyền thông Triều Tiên đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã yêu cầu tăng tốc độ sản xuất theo cấp số nhân để chế tạo các vũ khí hạt nhân chiến thuật, đồng thời yêu cầu ngành công nghiệp quốc phòng nước này chế tạo mẫu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới để đối phó với các hành động thù địch từ Mỹ và Hàn Quốc, cũng như bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia của Triều Tiên.

Theo giới chuyên gia, những động thái mới nhất của các bên có thể khiến căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên tiếp tục gia tăng, đồng thời đẩy khu vực đến bờ vực của cuộc chạy đua hạt nhân. Cộng đồng quốc tế đã bày tỏ quan ngại về các diễn biến mới này. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko mới đây nhận định việc quay trở lại mô hình ngoại giao thượng đỉnh trong giải quyết vấn đề Triều Tiên, vốn được tiến hành vào năm 2018-2019, là điều không thể trong bối cảnh hiện nay.

Theo ông Andrey Rudenko, để quay trở lại chương trình nghị sự mang tính xây dựng, trước tiên, Mỹ và các đồng minh nên từ bỏ ý tưởng về các biện pháp trừng phạt cũng như từ bỏ việc gây áp lực hơn nữa đối với Triều Tiên. Trung Quốc cũng đã nhiều lần nhấn mạnh về đề xuất này của Nga. Trong tuyên bố tại cuộc họp Hội đồng Bảo an về tình hình Triều Tiên, đại diện thường trực Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Trương Quân nhấn mạnh, "thế giới ngày nay đầy rẫy những bất ổn và Bán đảo Triều Tiên không thể chịu được nguy cơ tình hình ngày càng xấu đi", đồng thời kêu gọi các bên tập trung vào hòa bình và ổn định của Bán đảo Triều Tiên và khu vực, thực hiện các biện pháp thiết thực và đóng vai trò tích cực cho một giải pháp chính trị cho vấn đề này.

Tiến Anh (TH)

Do khu vực rừng thông này có lớp thảm thực vật cao khoảng 0,5m nên lúc đầu lực lượng bảo vệ rừng kiểm tra không phát hiện được các vết khoan ở gần gốc cây. Tuy nhiên, sau khi phát quang thực bì xung quanh các cây thông thì mới phát hiện được đoạn gần gốc các cây đã bị khoan lỗ và đổ hóa chất.

Lầu Năm Góc đã dừng các chuyến vận chuyển hệ thống phòng không Patriot và các loại vũ khí chính xác khác của Mỹ tới Ukraine sau khi lo ngại rằng kho dự trữ của Mỹ đang cạn kiệt, khiến Kiev đưa ra cảnh báo nguy cơ không chống đỡ nổi các đòn tấn công của Nga.

Theo tính toán của Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh (nay là Sở Xây dựng) và Viện Nghiên cứu phát triển vào năm 2022, TP Hồ Chí Minh mỗi năm thiệt hại khoảng 6 tỉ USD vì tình trạng ùn tắc giao thông. Kẹt xe không chỉ làm tăng chi phí vận chuyển, giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế mà còn gây căng thẳng, mệt mỏi cho người lưu thông; lãng phí thời gian di chuyển, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt thường ngày…

Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố quyết định cắt giảm tới 80% lượng nhập khẩu lúa mì và đường từ Ukraine, một động thái được kỳ vọng sẽ xoa dịu làn sóng phản đối của nông dân EU nhưng lại đặt ra thách thức lớn với nền kinh tế Ukraine giữa bối cảnh xung đột. Quyết định trên có thể buộc nông dân Ukraine phải chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường tại châu Á và châu Phi.

Sự gia tăng hàng giả trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đang đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý và bảo vệ người tiêu dùng. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain hay truy xuất nguồn gốc bằng mã QR được xem là giải pháp hữu hiệu giúp nhận diện, ngăn chặn và loại bỏ hàng giả một cách nhanh chóng và chính xác.

Trước bất cập cao tốc đường bộ Bắc - Nam đoạn từ TP Hà Nội đến Hà Tĩnh với chiều dài hơn 400km đã hoàn thiện, đưa vào khai thác nhưng đang vắng bóng các trạm dừng nghỉ, Bộ Xây dựng đã đốc thúc các đơn vị, địa phương khẩn trương thi công, hoàn thiện để sớm đưa vào các trạm dừng nghỉ đã được quy hoạch, phê duyệt trên tuyến.

Thởi tiết Thủ đô Hà Nội cùng với các tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo hửng nắng mạnh, nhiệt độ tăng lên mức trên 34 độ C, trời oi đan xen với những cơn mưa rào trong ngày. Trên Biển Đông, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.