Bạo lực lại bùng phát tại Bangladesh, hàng chục người thương vong

19:59 04/08/2024

Ít nhất 27 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong các cuộc đụng độ ở Bangladesh ngày 4/8, cảnh sát phải bắn hơi cay để giải tán hàng chục nghìn người biểu tình kêu gọi Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức.

Bạo lực lan rộng tại Bangladesh. Ảnh Reuters. 

Bộ Nội vụ Bangladesh cùng ngày công bố lệnh giới nghiêm toàn quốc vô thời hạn bắt đầu từ 6 giờ chiều 4/8 (giờ địa phương). Đây là lần đầu tiên chính quyền tại Bangladesh thực hiện động thái như vậy kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng trước.

Tình trạng bất ổn khiến chính phủ đất nước Nam Á này phải đóng cửa các dịch vụ internet và mọi hoạt động gần như tê liệt. Các cuộc biểu tình chết người nổ ra sau khi bà Hasina giành chiến thắng nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp trong cuộc bầu cử vào tháng 1/2024, một chiến thắng đã bị đảng Dân tộc Bangladesh đối lập chính tẩy chay.

Những người chỉ trích bà Hasina cáo buộc chính phủ của bà sử dụng vũ lực quá mức để dập tắt các phong trào đối lập, một cáo buộc mà bà và các bộ trưởng phủ nhận.

“Những người đang biểu tình trên đường phố hiện tại không phải là sinh viên, mà là những kẻ khủng bố đang tìm cách gây bất ổn cho đất nước”, bà Hasina phát biểu sau cuộc họp của hội đồng an ninh quốc gia. “Tôi kêu gọi đồng bào của chúng ta hãy chống lại những kẻ khủng bố này bằng biện pháp mạnh mẽ”.

Về thương vong, tại quận Pabna, ít nhất ba người đã thiệt mạng và 50 người bị thương trong cuộc đụng độ giữa người biểu tình và các nhà hoạt động của Liên đoàn Awami cầm quyền, theo truyền thông địa phương. Hai người khác đã thiệt mạng trong vụ bạo lực ở quận Bogura, và hơn 20 người đã thiệt mạng ở 9 quận khác.

Tháng trước, ít nhất 150 người đã thiệt mạng, hàng nghìn người bị thương và khoảng 10.000 người bị bắt trong các vụ bạo lực, xuất phát từ các cuộc biểu tình do các nhóm sinh viên lãnh đạo nhằm phản đối chính sách hạn chế việc làm của chính phủ.

Các cuộc biểu tình chỉ tạm dừng lại sau khi Tòa án Tối cao Bangladesh bãi bỏ hầu hết các hạn chế, tuy vậy, các nhóm sinh viên đã biểu tình trở lại trên đường phố vào tuần trước, đòi công lý cho gia đình những người thiệt mạng.

Duy Tiến

Những ngày này, đường phố, giao thông Hà Nội đang bị đảo lộn do một số tuyến đường bị ngập sâu trong nước. Tuy nhiên, các lực lượng chức năng luôn ứng trực giúp người dân đi lại được thuận tiện, an toàn.

Việc tìm kiếm người mất tích tại 2 điểm sạt lở đất gây thương vong lớn tại xóm Bản Cái, thôn Nậm Tông và khu Nhà điều hành Thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc vẫn đang được gấp rút thực hiện với 350 người trực tiếp tham gia, trong đó có hơn 100 CBCS công an.

Trưa 12/9, chúng tôi có mặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Tại các khoa điều trị, những người dân vô cùng may mắn đã sống sót sau cơn lũ dữ ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai đang được điều trị tích cực. Nỗi bàng hoàng, đau đớn vẫn vương trên những gương mặt thất thần…

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các địa phương thống kê thiệt hại đến 12h30 ngày 12/9, bão số 3 và mưa lũ do hoàn lưu bão khiến 327 người chết, mất tích (199 người chết, 128 người mất tích), 807 người bị thương.

Để đưa thi thể nạn nhân về huyện Nguyên Bình bàn giao an toàn cho gia đình, CBCS Công an huyện Bảo Lạc phải trực tiếp đi bộ hơn 20km, khiêng thi thể vượt qua nhiều tuyến đường nguy hiểm, do quãng đường di chuyển từ Bảo Lạc sang Nguyên Bình đang bị ách tắc nghiêm trọng vì đất đá sạt lở và mưa lũ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文