Biểu tình làm "tê liệt" Bangladesh, hơn 100 người thiệt mạng

15:46 21/07/2024

Làn sóng biểu tình của sinh viên Bangladesh biến thành các cuộc đụng độ nghiêm trọng, khiến hơn 100 người thiệt mạng và buộc nhà chức trách đóng cửa nhiều cơ quan công ích.

Chính phủ Bangladesh hôm nay (21/7) thông báo gia hạn lệnh giới nghiêm trong bối cảnh các cuộc biểu tình của sinh viên nước này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau nhiều ngày bị bạo lực hoá, khiến ít nhất 114 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương, Reuters đưa tin.

Khung cảnh lộn xộn do biểu tình ở Bangladesh. Ảnh: GettyImages

Trên đường phố thủ đô Dhaka, lực lượng an ninh có vũ trang tiếp tục được triển khai để tuần tra, kiểm soát các tuyến đường chính. Reuters nói rằng, dịch vụ Internet và nhắn tin vẫn chưa hoạt động trở lại sau 3 ngày gián đoạn.

Trước đó, Chính phủ Bangladesh yêu cầu các cơ quan công ích dừng hoạt động, ngoại trừ các đơn vị ứng phó tình huống khẩn cấp, trong hai ngày 21 và 22/7. Các trường đại học và cao đẳng ở Bangladesh cũng đã đóng cửa từ ngày 17/7.

Các cuộc biểu tình nổ ra từ đầu tháng 7/2024 tại các trường đại học, khi sinh viên yêu cầu chấm dứt hệ thống hạn ngạch dành 30% việc làm của chính phủ cho thành viên gia đình các cựu chiến binh đã chiến đấu trong cuộc chiến giành độc lập của Bangladesh năm 1971.

Những người biểu tình cho rằng chính sách nói trên là không công bằng và phân biệt đối xử vì những người trẻ tuổi phải chật vật tìm việc làm trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Các cuộc biểu tình ở Dhaka bị bạo lực hoá và nhanh chóng lan rộng.

Hiện tại, 56% việc làm của chính phủ ở Bangladesh được phân chia thành những hạn ngạch ưu tiên khác nhau, trong đó bao gồm cả 10% cho phụ nữ, 10% cho người dân ở các huyện kém phát triển, 5% cho cộng đồng bản địa và 1% cho người khuyết tật.

Theo truyền thông khu vực, Bangladesh có thể sẽ xem xét lại các biện pháp an ninh nói trên sau phiên điều trần của Tòa án Tối cao xung quanh vấn đề hạn ngạch diễn ra ngày 21/7. Theo Reuters, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ ở Bangladesh lên đến gần 20% dân số.

Thái Hà

Những ngày này, đường phố, giao thông Hà Nội đang bị đảo lộn do một số tuyến đường bị ngập sâu trong nước. Tuy nhiên, các lực lượng chức năng luôn ứng trực giúp người dân đi lại được thuận tiện, an toàn.

Việc tìm kiếm người mất tích tại 2 điểm sạt lở đất gây thương vong lớn tại xóm Bản Cái, thôn Nậm Tông và khu Nhà điều hành Thủy điện Đông Nam Á - Nậm Lúc vẫn đang được gấp rút thực hiện với 350 người trực tiếp tham gia, trong đó có hơn 100 CBCS công an.

Trưa 12/9, chúng tôi có mặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Tại các khoa điều trị, những người dân vô cùng may mắn đã sống sót sau cơn lũ dữ ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai đang được điều trị tích cực. Nỗi bàng hoàng, đau đớn vẫn vương trên những gương mặt thất thần…

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các địa phương thống kê thiệt hại đến 12h30 ngày 12/9, bão số 3 và mưa lũ do hoàn lưu bão khiến 327 người chết, mất tích (199 người chết, 128 người mất tích), 807 người bị thương.

Để đưa thi thể nạn nhân về huyện Nguyên Bình bàn giao an toàn cho gia đình, CBCS Công an huyện Bảo Lạc phải trực tiếp đi bộ hơn 20km, khiêng thi thể vượt qua nhiều tuyến đường nguy hiểm, do quãng đường di chuyển từ Bảo Lạc sang Nguyên Bình đang bị ách tắc nghiêm trọng vì đất đá sạt lở và mưa lũ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文