Căng thẳng leo thang, Nga và Ukraine đua nhau tập trận "khủng"

17:50 10/02/2022

Cùng thời điểm Nga và Belarus khởi động cuộc tập trận chung, Ukraine cũng tuyên bố sẽ tập trận 10 ngày liên tục với vũ khí do phương Tây cung cấp.

Reuters ngày 10/2 dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này đã khởi động giai đoạn hai của cuộc tập trận mang tên Quyết tâm Đồng minh 2022 (Union Resolve 2022) cùng lực lượng vũ trang Belarus tại các thao trường trên lãnh thổ Belarus, cách không xa biên giới Ukraine.

Xe tăng Nga khai hoả trong một cuộc tập trận. Ảnh: AP

"Cuộc tập trận có trọng tâm là các hoạt động ngăn chặn và đẩy lùi các cuộc xâm lược từ bên ngoài, cũng như chống khủng bố và bảo vệ lợi ích của Nhà nước Liên minh", thông cáo của quân đội Nga có đoạn, nhắc đến thực thể gồm hai quốc gia là Nga và Belarus.

Trong số các tình huống có kịch bản binh sĩ tăng cường bảo vệ các khu vực của biên giới Belarus để ngăn chặn việc kẻ thù vận chuyển vũ khí và đạn dược vào lãnh thổ nước này.

Giới chức quân sự Nga và Belarus không tiết lộ có bao nhiêu binh sĩ tham gia cuộc tập trận nói trên. Tuy nhiên, phía Mỹ cho biết Nga có kế hoạch điều động 30.000 quân nhân tới một số khu vực ở Belarus.

Trước đó, hôm 9/2, Nhà Trắng đã chỉ trích cuộc tập trận của Nga- Belarus là "động thái leo thang" trong bối cảnh căng thẳng xung quanh Ukraine vẫn ở mức cao. "Chúng tôi đã theo dõi quá trình chuẩn bị cuộc tập trận, đó là hành động leo thang chứ không phải hạ nhiệt căng thẳng", Nhà Trắng phát thông điệp.

Cùng thời điểm cuộc tập trận của Nga-Belarus, Ukraine cũng tuyên bố tiến hành một cuộc tập trận riêng kéo dài 10 ngày, từ 10/2 đến 20/2, theo Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov. Ông Reznikov cho biết, Ukraine sẽ sử dụng máy bay không người lái loại Bayraktar do Thổ Nhĩ Kỳ- một quốc gia NATO- sản xuất; và tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ cung cấp.

Hôm đầu tuần, Ngoại trưởng Ukraine Dmitro Kuleba xác nhận nước này gần đây đã nhận được hơn 1.000 tấn vũ cùng khoản tiền viện trợ lên đến 1,5 tỷ USD từ phương Tây.

Thái Hà

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文