Câu hỏi lớn về bức tường bê tông trong vụ tai nạn máy bay Hàn Quốc

14:36 30/12/2024

Khi cuộc điều tra về thảm họa hàng không kinh hoàng nhất tại Hàn Quốc đang bắt đầu, các chuyên gia đã lập tức đặt câu hỏi về vị trí của bức tường bê tông cuối đường băng mà chiếc máy bay đã va chạm trước khi bốc cháy.

Khoảnh khắc chiếc máy bay va chạm với bức tường bê tông rồi bốc cháy. Nguồn: New York Post

Yonhap ngày 30/12 trích dẫn báo cáo của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc cho biết, vào thời điểm vụ tai nạn máy bay xảy ra sáng 29/12, các phi công đã thực hiện phương pháp hạ cánh theo đúng quy trình.

Cụ thể, phi công máy bay đã thông báo với bộ phận kiểm soát không lưu rằng máy bay bị chim đâm phải, ngay sau khi tháp kiểm soát không lưu phát cảnh báo rằng có phát hiện chim ở khu vực xung quanh sân bay quốc tế Muan.

Các phi công đã phát tín hiệu báo động xin không hạ cánh và bay vòng một lần nữa để thử lại. Nhưng ngay sau đó, máy bay đã hạ cánh nhanh chóng xuống đường băng, di chuyển khoảng 1.200 mét dọc theo đường băng và va chạm rất mạnh với một bức tường bê tông phía cuối đường băng.

Theo Yonhap, các quan chức đang điều tra vai trò của ăng-ten định vị trong vụ tai nạn kinh hoàng khiến 179 người thiệt mạng hôm 29/12. Thiết bị này được đặt ở bức tường cuối đường băng vốn thường để hỗ trợ dẫn đường khi hạ cánh.

Câu hỏi lớn về bức tường bê tông trong vụ tai nạn máy bay Hàn Quốc  -0
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm thi thể các nạn nhân. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, câu hỏi về vị trí đặt bức tường bê tông chắn ở đầu phía Nam của đường băng đang được giới quan sát đặt ra, với nghi vấn rằng chính bức tường này đã gây ra thảm họa chết người.

Cảnh quay kinh hoàng cho thấy máy bay trượt trên đường băng trước khi va vào một bức tường gạch và bốc cháy. Hai người sống sót duy nhất là hai thành viên phi hành đoàn ngồi ở phía sau máy bay.

“Tại sao máy bay hạ cánh xa đường băng như vậy? Và tại sao lại có một bức tường gạch ở cuối đường băng?”, ông Geoffrey Thomas, biên tập viên của Airline News đặt nghi vấn.

"Thông thường, tại một sân bay có đường băng ở cuối, bạn không có tường chắn", ông Christian Beckert, một chuyên gia an toàn bay và là phi công của Lufthansa có trụ sở tại Munich cho biết. "Bạn có thể có một hệ thống được thiết kế để kìm hãm lực, cho phép máy bay chìm xuống đất một chút để phanh", ông nói.

Bức tường có lắp một ăng-ten định vị ở cuối đường băng. Ảnh: Yonhap

Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia an toàn hàng không David Learmount chia sẻ Sky News rằng, vụ va chạm với bức tường hỗ trợ hệ thống dẫn đường ở cuối đường băng sân bay Muan là "khoảnh khắc quyết định" của thảm họa.

Theo ông Learmount, không có lý do chính đáng dể đặt bức tường, thậm chí nhận định đây có thể là một hành vi phạm tội

"Phi công đã hạ cánh một cách tuyệt vời trong hoàn cảnh này. Tốc độ rất nhanh nhưng máy bay vẫn còn nguyên vẹn khi trượt trên mặt đất", ông nói. "Loại cấu trúc tường đó không nên tồn tại ở đây. Thật kinh khủng đến mức không thể tin được", chuyên gia Learmount bày tỏ.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc Joo Jong-wan hôm 30/12 đã bác bỏ những lo ngại về việc sử dụng tường gạch làm biện pháp an toàn, nói rằng cả hai đầu đường băng đều có "khu vực an toàn với vùng đệm xanh trước khi đến bức tường ngoài".

Ông nói thêm rằng sân bay được thiết kế "theo các hướng dẫn an toàn hàng không tiêu chuẩn, ngay cả khi bức tường có vẻ gần hơn so với thực tế", nhấn mạnh các lực lượng điều tra của Hàn Quốc vẫn đang đi tìm nguyên nhân của thảm họa này.

An Nhiên

Sau nhiều năm hoạt động tự phát, manh mún và nhỏ lẻ, các hộ kinh doanh xe điện chở khách ở bãi biển Cửa Lò (Nghệ An) những tưởng đã an bài để làm ăn khi bán hết xe cũ, gom tiền mua hàng trăm xe mới đủ tiêu chuẩn để đăng ký, đăng kiểm và vào Hợp tác xã. Tuy nhiên, Nghị định 165/2024/NĐ-CP ra đời và có hiệu lực lại một lần nữa đẩy xe điện vào nguy cơ “khai tử” vì Cửa Lò không có tuyến đường nào có tốc độ khai thác tối đa là 30km/h để phù hợp cho phương tiện này lưu thông.

Những ngày qua, trên mạng xã hội Facebook nhiều người dân chia sẻ bài viết với thông tin về “Các công ty thu mua sầu riêng hôm nay đã đồng loạt thông báo dừng thu mua…”. Thông tin này đã khiến nhiều người dân trồng sầu riêng lo lắng, đặc biệt khu vực Tây Nguyên đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch chính.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (11/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa nhiều nơi trên 50mm như: trạm Dào San (Lai Châu) 127,6mm, trạm Đông Cửu 1 (Phú Thọ) 85,8mm, trạm Mường Lựm (Sơn La) 59,8mm…

Phát biểu trong lễ công bố nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương, tổ chức tại TP Hồ Chí Minh sáng 30/6 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Đến thời điểm này, đội ngũ chúng ta đã chỉnh tề, hàng lối đã ngay ngắn, cả dân tộc cùng hành quân vươn tới tương lai rực rỡ của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, vì một Việt Nam phát triển bền vững”...

Dự báo, từ tối và đêm 10/7 đến ngày 12/7, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có lượng mưa phổ biến từ 70-150mm, có nơi trên 300mm, cảnh báo nguy cơ mưa có cường suất lớn trên 150mm/3 giờ. Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp, khu đô thị, khu công nghiệp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Bộ Y tế vừa công khai danh sách các doanh nghiệp vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) trong 3 tháng, tổng số tiền phạt lên tới 359 triệu đồng, buộc thu hồi hơn 460 phiếu kiểm nghiệm, tiêu hủy sản phẩm, cải chính thông tin quảng cáo sai phạm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.