Châu Âu cũng đang chìm trong nước lũ

05:47 16/09/2024

Ít nhất 8 người đã thiệt mạng vì lũ lụt tại khu vực Trung Âu trong khi hàng nghìn người phải sơ tán khỏi nơi ở sau nhiều ngày mưa như trút nước khiến các con sông vỡ bờ.

Ngôi làng Krosnowice ở Ba Lan chìm trong nước lũ. Ảnh Getty Images. 

Một số quốc gia Trung Âu đang hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng, bao gồm Áo, CH Czech, Ba Lan và Romania. Slovakia và Hungary được cảnh báo có thể trở thành những quốc gia tiếp theo chịu ảnh hưởng.

Lũ lụt đã cướp đi sinh mạng của 6 người ở Romania và một người ở Áo và Ba Lan. Tại CH Czech, cảnh sát cho biết 4 người bị nước cuốn trôi đã mất tích.

Một hệ thống áp thấp có tên Boris đã gây ra những trận mưa như trút nước từ Áo đến Romania, dẫn đến tình trạng lũ lụt tồi tệ nhất trong gần ba thập kỷ ở nhiều khu vực, trong đó bị ảnh hưởng nặng nề có thể kể đến CH Czech và Ba Lan.

Mưa đã giảm trong ngày 15/9 ở Romania, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận lũ xảy ra trước đó một ngày. Ngành điện nước này đã cố gắng khôi phục nguồn cung cho khoảng 11.000 hộ gia đình sau khi mưa giảm. Các nỗ lực dọn dẹp đã được khởi động và thiệt hại ban đầu đang được tính toán. 

Hàng nghìn ngôi nhà đã bị hư hại, nhiều cây cầu bị cuốn trôi và ít nhất 250.000 hộ gia đình - chủ yếu ở CH Czech - bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất điện.

Một cây cầu đã bị sập tại thị trấn Glucholazy nổi tiếng của Ba Lan gần biên giới CH Czech, tại đây, các quan chức địa phương đã ra lệnh sơ tán vào ngày 15/9. Theo phương tiện truyền thông địa phương Ba Lan, một cây cầu khác đã bị sập tại thị trấn miền núi Stronie Slaskie, sau khi một con đập bị vỡ.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã đến thăm các khu vực bị ngập lụt. Đăng tải trên nền tảng mạng xã hội X, Thủ tướng Tusk nhấn mạnh chính phủ sẽ ban bố tình trạng thảm họa và tìm kiếm sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu.

Tại thủ đô Budapest của Hungary, các quan chức đã nâng dự báo mực nước sông Danube sẽ dâng cao lên hơn 8,5 mét, gần mức kỷ lục 8,91 mét vào năm 2013.

Dự báo sẽ có thêm mưa và gió mạnh cho đến đầu tuần này.

Tiến Anh

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文