Chưa có lời giải vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên

08:21 27/12/2023

Trong năm qua, Mỹ tiếp tục mở rộng các cuộc tập trận quân sự thường xuyên với Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong khi đó, Triều Tiên gia tăng các vụ thử vũ khí, trong đó có thử tên lửa, bao gồm cả những tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Các hoạt động quân sự "ăn miếng trả miếng" này khiến khả năng trở lại mô hình "ngoại giao thượng đỉnh" trong giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên ngày càng khó khăn. Từ đó, cơ hội giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân trong khu vực trở nên xa vời.

Năm 2023 là năm chứng kiến số lần phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nhiều nhất của Triều Tiên (5 lần). Trong số đó phải kể tới 3 vụ phóng ICBM sử dụng động cơ nhiên liệu rắn Hwasong_18, được đánh giá có tầm bắn hơn 15.000km, có khả năng vươn tới lục địa nước Mỹ. Cùng với đó, Bình Nhưỡng đã còn thử nghiệm hệ thống vũ khí hạt nhân tấn công dưới nước, hạ thủy tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật mới, tiến hành diễn tập tấn công hạt nhân chiến thuật mới, phóng thành công vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên...

Chưa hết, Quốc hội Triều Tiên trong năm 2023 đã thông qua sửa đổi Hiến pháp để thực hiện chính sách về xây dựng lực lượng hạt nhân như một biện pháp răn đe. Những động thái này cho thấy Bình Nhưỡng đang gửi thông điệp mạnh mẽ về sức mạnh quân sự để tự vệ và tấn công. Trong khi đó, trong năm 2023, Mỹ và Hàn Quốc cũng đã tiến hành nhiều cuộc tập trận chung hai bên và ba bên với Nhật Bản. Hàng loạt cuộc tập trận quy mô lớn trên bộ, trên không, trên biển, ngoài các sự kiện thường niên phải kể tới cuộc tập trận bắn đạn thật lớn chưa từng có hồi tháng 5 giữa Hàn Quốc và Mỹ, hay cuộc tập trận không quân quy mô lớn cuối tháng 10 với sự tham gia của khoảng 130 máy bay, bao gồm cả máy bay chiến đấu tàng hình.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát vụ phóng ICBM Hwasong-18 ngày 18/12 vừa qua.

Tình hình càng đáng báo động hơn khi Hàn Quốc quyết định đình chỉ một phần thỏa thuận giảm căng thẳng quân sự, còn gọi là Thỏa thuận quân sự toàn diện (CMA) vốn được hai bên ký kết năm 2018, nhằm phản ứng vụ Triều Tiên phóng vệ tinh trinh sát quân sự Malligyong-1 hồi cuối tháng 11. Ngay lập tức, Bình Nhưỡng thông báo hủy bỏ CMA và khôi phục tất cả các biện pháp quân sự đã tạm thời dừng lại theo thỏa thuận này. Động thái này của Seoul và Bình Nhưỡng giống như đòn giáng mạnh vào hy vọng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên bởi đây là thỏa thuận then chốt nhằm giảm nguy cơ xảy ra các sự cố đụng độ và bạo lực giữa hai bên.

Các hoạt động quân sự "ăn miếng trả miếng" giữa các bên trên bán đảo Triều Tiên năm 2023 khiến cơ hội giải quyết hòa bình vấn đề hạt nhân trong khu vực trở nên xa vời. Khả năng trở lại mô hình "ngoại giao thượng đỉnh" (giữa Triều Tiên và Hàn Quốc cũng như giữa Mỹ và Triều Tiên) vốn được tiến hành thành công vào năm 2018 - 2019 trong giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên, ngày càng khó khăn.

Trong bối cảnh đó, giới chuyên gia nhắc tới cơ chế đàm phán 6 bên, từng là cơ chế quan trọng để các bên liên quan giải quyết bất đồng về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên thông qua đối thoại và thương lượng hòa bình từ năm 2003. Chuyên gia Cheong Wook Sik, Giám đốc Viện Hòa bình Hankyoreh, nhấn mạnh sự cần thiết của việc nối lại các cuộc đàm phán 6 bên một cách sáng tạo, với sự tham gia của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc và Triều Tiên. Đây chính là khuôn khổ từng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên trong nửa đầu thập niên 2000 và cơ chế đối thoại này sẽ buộc 6 bên phải hợp tác, đồng thời giúp tránh nguy cơ đối đầu.

Vị chuyên gia này cũng gợi ý thành lập một nhóm nghiên cứu chung của 6 bên về các vấn đề đòi hỏi cách tiếp cận từ cơ bản, trung hạn đến dài hạn như: giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, chuyển từ chế độ đình chiến sang chế độ hòa bình, tạo lập hệ thống hòa bình và an ninh ở Đông Bắc Á, bình thường hóa quan hệ Triều Tiên với Mỹ và Nhật Bản, đồng thời kiểm soát và cắt giảm vũ khí ở Đông Bắc Á.

Sau cuộc gặp với người đồng cấp Triều Tiên Choe Son-hui ngày 19/10, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố Moscow "ủng hộ việc thiết lập một quy trình đàm phán thường xuyên về các vấn đề an ninh trên bán đảo Triều Tiên mà không có bất kỳ điều kiện tiên quyết nào".

Trong cuộc gặp với quan chức ngoại giao Triều Tiên ngày 18/12, phía Trung Quốc cũng khẳng định sẽ tiếp tục đóng "vai trò mang tính xây dựng" để thúc đẩy đàm phán. Ngày 20/12, Mỹ - Nhật - Hàn đã ra tuyên bố chung kêu gọi Triều Tiên tham gia "đối thoại thực chất, không yêu cầu điều kiện tiên quyết". Trong khi đó, phía Bình Nhưỡng cho rằng, các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn, Mỹ - Nhật - Hàn là hành động gây leo thang căng thẳng quân sự nguy hiểm, có thể đẩy tình hình trên bán đảo Triều Tiên chìm sâu vào bế tắc.

Trong bối cảnh đó, để ngăn "thùng thuốc súng" trên bán đảo Triều Tiên phát nổ, điều cấp bách hiện nay là các bên liên quan cần hợp tác, kiềm chế, bởi chỉ nỗ lực ngoại giao mới có thể giải quyết các bất đồng, tránh kịch bản xấu nhất xảy ra. Đề xuất về phương án "đình chỉ kép", theo đó cả Triều Tiên và Mỹ-Hàn Quốc đều phải tạm dừng các hoạt động quân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán, vẫn còn nguyên ý nghĩa.

Khổng Hà (tổng hợp)

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình, Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng đã “phù phép” biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ đồng thành dự án 147 tỷ đồng để đủ điều kiện dự thầu và sau đó trúng thầu dự án có tổng trị giá hơn 190 tỷ đồng ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 21/11 đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang Florida Pam Bondi, 59 tuổi, làm Tổng chưởng lý Mỹ, nhanh chóng thay thế cựu ứng cử viên Matt Gaetz sau khi ông này rút lui.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文