Chưa thể giải quyết gốc rễ khủng hoảng tại Sri Lanka

09:01 16/07/2022

Trong bối cảnh Sri Lanka đang đối diện khủng hoảng kinh tế, chính trị trầm trọng khiến các cuộc biểu tình diễn ra rầm rộ, việc Tổng thống từ chức được nhận định là một thắng lợi mang ý nghĩa tinh thần đối với người biểu tình, giúp hoà hoãn tình hình tại Sri Lanka trong thời gian ngắn, chứ không giải quyết được tình hình gốc rễ tại nước này.

Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Mahinda Yapa Abeywardana ngày 15/7 thông báo đơn từ chức của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã được chấp thuận.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Sri Lanka đang đối diện khủng hoảng kinh tế, chính trị trầm trọng khiến các cuộc biểu tình diễn ra rầm rộ, việc Tổng thống từ chức được nhận định là một thắng lợi mang ý nghĩa tinh thần đối với người biểu tình, giúp hoà hoãn tình hình tại Sri Lanka trong thời gian ngắn, chứ không giải quyết được tình hình gốc rễ tại nước này.

Sri Lanka đang chìm trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong vòng 7 thập niên, khi chính phủ không có đủ ngoại tệ để nhập thực phẩm, thuốc men, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác. Chính vì cuộc sống bế tắc, không có lối thoát nên biểu tình chống phá là cách mà người dân thể hiện sự lo sợ trước tương lai mịt mờ.

Theo các nhà phân tích chính trị, thách thức lớn nhất đối với bất kỳ nhà lãnh đạo mới của Sri Lanka là lấy lại niềm tin đã mất từ tầng lớp chính trị và người dân, giải quyết được cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay bao gồm cải thiện cuộc sống cho người dân và thanh toán các khoản nợ quốc tế.

Người biểu tình tại Phủ Tổng thống ở Thủ đô Colombo, Sri Lanka. Ảnh: NDTV

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 14/7 bày tỏ hy vọng Sri Lanka sẽ đạt được một giải pháp cho tình trạng chính trị bất ổn hiện nay nhằm nối lại các cuộc đàm phán về gói cứu trợ cho kinh tế nước này.

Người phát ngôn của IMF Gerry Rice cho biết IMF quan ngại sâu sắc về tác động của cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Sri Lanka đối với người dân nước này, đặc biệt là đối với những người nghèo và nhóm dễ bị tổn thương. IMF đang theo dõi sát sao diễn biến tại Sri Lanka đồng thời hy vọng sẽ có một giải pháp giải quyết tình hình hiện tại để cho phép nối lại đàm phán về chương trình viện trợ do IMF bảo trợ.

Theo ông Rice, IMF vẫn giữ liên lạc với các quan chức ở Colombo, Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Sri Lanka, tuy nhiên như với bất kỳ thỏa thuận viện trợ nào, một chương trình cho vay dành cho Sri Lanka cũng cần được đảm bảo đầy đủ về tính bền vững của nợ công. Trước những hỗn loạn chính trị ở Sri Lanka, Mỹ cũng kêu gọi Quốc hội nước này đoàn kết để giải quyết vấn đề chung của quốc gia, thay vì chia rẽ đảng phái chính trị.

Thông tin về việc Tổng thống Rajapaksa gửi đơn từ chức khiến nhiều người tại Thủ đô Colombo của Sri Lanka vui mừng và tập trung bên ngoài Dinh Tổng thống, bất chấp lệnh giới nghiêm toàn thành phố.

Damitha Abeyrathne, một người biểu tình chia sẻ: “Cả đất nước sẽ ăn mừng vào ngày hôm nay. Đó là một chiến thắng lớn. Cuối cùng chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không dừng lại, chúng tôi sẽ phản đối tất cả những nhà lãnh đạo tham nhũng, kể cả trong tương lai”.

Các tòa nhà chính phủ bị chiếm đóng, bao gồm Phủ Tổng thống và Dinh Thủ tướng đã được người dân trao trả lại cho cảnh sát vào tối 14/7. Quốc hội Sri Lanka dự kiến sẽ bổ nhiệm một Tổng thống mới vào ngày 20/7. Ứng viên chiến thắng phải đảm bảo được đa số phiếu bầu trong quốc hội, cũng như nhận được sự tin tưởng của hàng trăm nghìn người Sri Lanka, những người tham gia vào phong trào biểu tình gọi là “Aragalaya” buộc ông Rajapaksa từ chức.

Theo hai nguồn tin chính phủ, ông Ranil Wickremesinghe, người nhậm chức thủ tướng lần thứ sáu hồi tháng 5 qua và vừa được bổ nhiệm làm quyền Tổng thống Sri Lanka, nằm trong số những ứng viên khao khát vị trí đứng đầu đất nước này. Mặc dù đảng của ông Wickremesinghe chỉ giữ 1 ghế trong quốc hội song nghị sĩ của đảng cầm quyền Sri Lanka Podujana Peramuna (SLPP), trong đó có anh trai Tổng thống Basil Rajapaksa, được cho là ủng hộ ông.

Một quan chức trong đảng chia sẻ các thành viên của đảng cầm quyền cảm thấy quyền Tổng thống Wickremesinghe, kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Tài chính Sri Lanka, có khả năng giải quyết được những thách thức kinh tế mà Sri Lanka đang phải đối mặt. Quyền Tổng thống Wickremesinghe từng tham gia các cuộc đàm phán với IMF về gói cứu trợ và ngân sách mới. Tuy nhiên, chính trị gia 73 tuổi này không được lòng nhiều người biểu tình. Trong tuần qua, hàng trăm người biểu tình đã đụng độ với lực lượng an ninh và chiếm văn phòng thủ tướng của ông.

Một đối thủ đáng gờm với quyền Tổng thống Wickremesinghe là ông Sajith Premadasa (55 tuổi), lãnh đạo đảng đối lập Samagi Jana Balawegaya (SJB). Với chỉ 50 ghế trong quốc hội, ông sẽ cần phải xây dựng niềm tin và sự ủng hộ của hai đảng để có cơ hội điều hành đất nước.

Ông Premadasa học tại Trường Kinh tế London và tham gia chính trường sau khi cha ông, cố Tổng thống Ranasinghe Premadasa, bị ám sát trong một vụ đánh bom liều chết năm 1993. Ông trở thành nghị sĩ trong quốc hội vào năm 2000 và sau đó giữ chức Thứ trưởng Y tế Sri Lanka. Năm 2018, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Các vấn đề về Văn hóa và Xây dựng.

“Các nghị sĩ SJB bỏ phiếu đề cử ông Sajith Premadasa vì ông ấy hiểu rõ nỗi khổ của người dân và luôn ủng hộ lời kêu gọi thay đổi từ họ. Chính phủ này rõ ràng đã đánh mất quyền ủy nhiệm của mình và đã đến lúc chúng ta phải lắng nghe người dân”, ông Eran Wickramaratne, một thành viên cấp cao của SJB, người đã xây dựng mối liên kết với phong trào Aragalaya cho biết.

Ứng viên cuối cùng nhưng được đánh giá là “ngựa chiến tiềm năng” trong cuộc đua là cựu nhà báo Dullas Alahapperuma, hiện là một nhà lập pháp cấp cao của đảng SLPP cầm quyền. Nghị sĩ cùng đảng Charitha Herath nhận định đảng cầm quyền với 117 lá phiếu có thể giúp ứng viên 63 tuổi này về đích.

Là một thành viên quốc hội từ năm 1994, cựu nhà báo Alahapperuma từng giữ chức bộ trưởng truyền thông và người phát ngôn của nội các. Đến tháng 4, ông đã từ chức sau khi Tổng thống Rajapaksa giải tán nội các do những người biểu tình bao vây tư dinh.

“Tôi là một người thực tế. Chúng tôi cần một ứng cử viên vừa được lòng người biểu tình Aragalaya vừa nhận được sự chấp thuận của các nghị sĩ. Không dễ để kiếm được một người như vậy. Dullas sẽ là một lựa chọn đáng gờm và thiết thực”, nghị sĩ Herath kết luận.

Khổng Hà (tổng hợp)

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文