Chuyến thăm tạo đòn bẩy cho quan hệ Trung Quốc - châu Âu

06:04 10/05/2024

Sau Pháp và Serbia, Hungary là điểm đến cuối cùng trong chuyến công du kéo dài 5 ngày của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến châu Âu, một chuyến thăm quan trọng của nhà lãnh đạo Trung Quốc đến khu vực trong 5 năm qua.

Ngay sau khi đáp máy bay xuống thủ đô Budapest, nhà lãnh đạo Trung Quốc được Thủ tướng Hungary Viktor Orban và phu nhân chào đón nồng nhiệt. Theo Tân Hoa Xã, đây không chỉ là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông Tập Cận Bình tới Hungary, mà còn trùng với dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Theo tờ Politico, ngay trước chuyến thăm, ông Tập Cận Bình đã gửi thư cho ông Orban, trong đó cho biết, dù nằm cách nhau với khoảng cách địa lý lớn nhưng Trung Quốc và Hungary vẫn tự hào về tình hữu nghị lâu đời. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại chuyện hợp tác giữa hai nước trong thời kỳ đại dịch COVID-19, khi Hungary trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) cấp phép sử dụng vaccine do Trung Quốc sản xuất, cũng như việc "hợp tác đôi bên cùng có lợi" về cơ sở hạ tầng.

Theo hãng tin AP, các cuộc đàm phán giữa lãnh đạo Trung Quốc và Hungary sẽ tập trung vào các khoản đầu tư trong tương lai của Bắc Kinh vào quốc gia Trung Âu này. Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó phát biểu trong một cuộc họp báo cho biết, ông Tập Cận Bình và các quan chức Hungary sẽ ký ít nhất 16 thỏa thuận song phương trong chuyến thăm. Ông Szijjártó cũng gọi đây là chuyến thăm "lịch sử" và chỉ ra Trung Quốc đã cung cấp nhiều đầu tư nước ngoài cho Hungary hơn bất kỳ quốc gia nào khác vào năm 2023. Ông nói thêm, một số thỏa thuận được ký kết sẽ liên quan đến việc mở rộng Sáng kiến "Vành đai và Con đường" ở Hungary và có thể bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng và năng lượng. Hungary là quốc gia đầu tiên trong khối EU tham gia "Vành đai và Con đường".

Thủ tướng Hungary Viktor Orban và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp năm 2023. Ảnh Getty Images.

Trước đó, rời Pháp mà không có thỏa thuận nào được ký, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Serbia. Tại đây, ít nhất 28 văn kiện về hợp tác trong nhiều lĩnh vực đã được thông qua. Bên cạnh đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Aleksandar Vucic cũng đã ký thỏa thuận chung về việc nâng cấp quan hệ Serbia - Trung Quốc trong kỷ nguyên mới, đánh dấu Serbia là nước phương Tây đầu tiên tham gia mô hình này. Tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Serbia cũng nêu rõ, hai nước đã quyết định làm sâu sắc và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Serbia là nước đầu tiên tại khu vực Trung và Đông Âu trở thành đối tác chiến lược toàn diện của Trung Quốc cách đây 8 năm. Điều này đã được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặc biệt nhấn mạnh sau lễ ký: "Trung Quốc và Serbia là những người bạn thực sự và đối tác tốt. Sự tin tưởng lẫn nhau về chính trị giữa hai nước rất vững chắc. Hợp tác thực tế, nâng cấp thể chế và phối hợp đa phương chặt chẽ và suôn sẻ, và tình hữu nghị bền chặt là trường tồn".

Về phần mình, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cũng nhấn mạnh, việc hai bên tuyên bố về việc làm sâu sắc và nâng cao mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện cũng như xây dựng cộng đồng Serbia và Trung Quốc có tương lai chung trong kỷ nguyên mới là mức độ hợp tác cao nhất giữa hai nước. Nhà lãnh đạo Serbia cũng khẳng định, kể từ năm 2020, Trung Quốc đã là nhà đầu tư lớn nhất ở Serbia và khoản đầu tư của nước này đã tăng gấp 30 lần trong thập kỷ qua. Ông Aleksandar Vucic kỳ vọng thỏa thuận thương mại tự do song phương dự kiến có hiệu lực vào tháng 7 tới sẽ đảm bảo xuất khẩu miễn thuế cho 95% sản phẩm của Serbia sang Trung Quốc trong vòng 5 -10 năm tới.

Trước thềm chuyến thăm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm hồi đầu tuần nhấn mạnh: "Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia Trung Quốc tới châu Âu trong 5 năm qua. Nó có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển chung trong quan hệ của Trung Quốc với Pháp, Serbia, Hungary, cũng như quan hệ Trung Quốc - châu Âu. Chuyến thăm cũng sẽ tạo ra những động lực mới mẻ cho sự phát triển hòa bình của thế giới".

Pháp, Serbia và Hungary là ba quốc gia châu Âu có quan hệ ổn định với Trung Quốc. Trong đó, Pháp là nước lớn đầu tiên của phương Tây thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Năm nay hai nước kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Serbia là đối tác chiến lược toàn diện đầu tiên của Trung Quốc ở Trung và Đông Âu. Trong khi đó, Hungary là cầu nối quan trọng trong hợp tác giữa Trung Quốc và các nước Trung - Đông Âu.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, trong những điểm đến này có quốc gia là nước lớn ở Tây Âu, có quốc gia là đại diện ở Đông Âu và cũng có nước nằm trong Liên minh châu Âu, ngoài Liên minh châu Âu. Do đó, chuyến thăm thể hiện sự trọng thị của Trung Quốc đối với châu Âu. Kết quả thực chất của chuyến thăm sẽ không chỉ thúc đẩy hợp tác giữa Trung Quốc với Pháp, Serbia và Hungary mà còn có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của quan hệ Trung Quốc - Liên minh châu Âu. Trong bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu thay đổi nhanh chóng, quan hệ Trung Quốc - Liên minh châu Âu không chỉ liên quan đến sự phát triển trong tương lai của cả hai bên mà còn có tác động quan trọng đến quản trị toàn cầu và chủ nghĩa đa phương. Sự phát triển lành mạnh và ổn định của quan hệ Trung Quốc - Liên minh châu Âu sẽ mang lại lợi ích cho cả hai. Bởi vậy, chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc lần này có ý nghĩa như một đòn bẩy thúc đẩy sự ổn định trong một thế giới nhiều thay đổi.

Duy Tiến (Tổng hợp)

Cơ quan Công an đã tiến hành bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với bị can Đoàn Đức Thiều (SN 1978, trú tại thị trấn Hưng Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) - Giám đốc chi nhánh văn phòng đăng ký (VPĐK) đất đai huyện Đông Hưng (Thái Bình) để tiếp tục điều tra, xử lý hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vài ngày trước thềm diễn ra cuộc tranh luận quan trọng giữa hai ứng viên tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã tiết lộ về vũ khí bí mật giúp ông có thể thu hút sự ủng hộ của các cử tri trẻ thuộc thế hệ Gen Z (18-27 tuổi).

Ngày 5/9, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hải Dương cho biết đã hoàn thành bản kết luận điều tra; chuyển hồ sơ vụ án Lương Minh Anh (SN 1997, trú tại thôn Linh Khê, xã Thanh Quang, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đến Viện KSND tỉnh Hải Dương, đề nghị truy tố đối tượng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Sau nhiều năm được cấp phép, hiện có không ít mỏ khoáng sản ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã hết thời hạn khai thác. Thay vì cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định thì một số đơn vị doanh nghiệp là chủ mỏ lại chây ỳ, không chấp hành việc đóng cửa mỏ và có các hành vi vi phạm Luật Khoáng sản.

Hôm 5/9, CEO Telegram Pavel Durov đã sử dụng chính ứng dụng này để lên tiếng về việc bị bắt tại Pháp hồi cuối tháng 8. Trong lần đầu lên tiếng, CEO Telegram bày tỏ sự ngạc nhiên khi ông phải chịu trách nhiệm cho nội dung đăng tải của người khác.

Hồ Tuấn Tài, cậu em họ của "thần đồng" Văn Quyến thuở nào vừa bị CLB TP.HCM bất ngờ nói chia tay. Nguyễn Trọng Hùng, nhà vô địch SEA Games 2021 không được CLB Thanh Hoá đăng ký cho mùa giải mới 2024/25. Những niềm hy vọng của từng giai đoạn nhất định đang mắc kẹt với sự nghiệp quần đùi áo số, dù cho họ đang ở độ tuổi đẹp nhất của nghề.

 Bộ Giáo dục Đào tạo (GD&ĐT) vừa nhận được thông tin về kết quả chính thức của Đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Tin học quốc tế (IOI) năm 2024. Theo đó, đội tuyển quốc gia Việt Nam gồm 4 học sinh dự thi, kết quả 4/4 học sinh đoạt Huy chương, gồm: 2 Huy chương Vàng (HCV), 1 Huy chương Bạc (HCB), 1 Huy chương Đồng (HCĐ).

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đánh giá quan hệ giữa Bắc Kinh và châu Phi đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử, đồng thời thông báo Trung Quốc sẽ cung cấp hàng chục tỷ USD giúp các nước "lục địa đen" phát triển kinh tế để "cùng nhau đạt những thành tựu mới và to lớn hơn trên con đường hiện đại hóa".

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đề nghị Sở TN&MT các địa phương thực hiện thống nhất các quy định của pháp luật đất đai; khẩn trương tham mưu để HĐND, UBND tỉnh, TP ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, đồng bộ với các nghị định, thông tư, đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý để triển khai thi hành Luật Đất đai tại địa phương.

Thầy giáo Huỳnh Tấn Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Tố Hữu cho biết, năm học này nhà trường có hơn 600 HS, trong đó khoảng 80% HS là người đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào Cơ Tu. Theo thầy Tâm, việc tuyến QL14D bị hư hỏng, đường sá đi lại khó khăn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc đi học của các em HS...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文