COP27: Thông qua thỏa thuận khí hậu tổng quát cuối cùng

09:10 21/11/2022

Sáng 20/11, các quốc gia tham gia Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27) đã nhất trí về một thỏa thuận khí hậu toàn diện trong phiên bế mạc toàn thể diễn ra cùng ngày tại thành phố Sharm El-Sheikh, Ai Cập.

Sau các cuộc đàm phán căng thẳng và kéo dài vượt quá thời gian dự kiến, sáng sớm 20/11 (giờ địa phương), Hội nghị COP27, do Ai Cập đăng cai tổ chức tại thành phố Sharm El-Sheikh, đã thông qua thỏa thuận khí hậu tổng quát cuối cùng của COP27. Ngoại trưởng nước chủ nhà Sameh Shoukry, đồng thời là Chủ tịch COP27, đã gõ búa để biểu thị văn kiện thỏa thuận chính trị của COP27 đã được thông qua bằng sự đồng thuận.

cop27-201122-2.jpg -0
Các đại biểu hoan nghênh khi Chủ tịch COP27 Sameh Shoukry phát biểu trong phiên họp bế mạc hội nghị. Ảnh: Reuters

Trước đó ít phút, đại diện của các quốc gia đã thông qua điều khoản của thỏa thuận liên quan việc thành lập một quỹ đặc biệt để bù đắp những tổn thất và thiệt hại mà các quốc gia dễ bị tổn thương phải gánh chịu do tác động của sự nóng lên toàn cầu, sau khi Thụy Sĩ yêu cầu cần thêm 30 phút để xem xét kỹ lưỡng bản dự thảo thỏa thuận tổng thể cuối cùng.

Phiên họp toàn thể đã thông qua điều khoản về việc thành lập quỹ "tổn thất và thiệt hại" để giúp các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề của các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra.

Các phái đoàn tham dự COP27 đã bày tỏ sự ủng hộ sau khi quỹ bồi thường "tổn thất và thiệt hại" được nhất trí thông qua sau 2 tuần đàm phán căng thẳng, liên quan tới yêu cầu của các nước đang phát triển. Theo đó các nước giàu có lượng phát thải lớn phải bồi thường cho những tổn thất và thiệt hại mà các đang phát triển phải gánh chịu do các hình thái thời tiết cực đoan.

Nội dung này không nằm trong chương trình nghị sự chính thức ban đầu, tuy nhiên nỗ lực của các nước đang phát triển đã biến đây thành chủ đề được quan tâm nhất tại hội nghị, và việc Hội nghị thông qua thỏa thuận thành lập quỹ bồi thường được các nhà chuyên môn đánh giá là bước tiến lịch sử. Bước đột phá này mang lại hy vọng cho các cuộc đàm phán tại COP27 nhằm đạt được thỏa thuận cuối cùng của hội nghị.

Quỹ bồi thường sẽ bao gồm các khoản chi trả cho những tổn thất và thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu, từ nhà cửa và cầu bị cuốn trôi do lũ quét tới nguy cơ biến mất các nền văn hóa và các hòn đảo do mực nước biển dâng cao. Các nước phát triển được yêu cầu đóng góp vào quỹ đền bù, cùng với các nguồn kinh phí tư nhân và quỹ công khác như các thể chế tài chính quốc tế. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính chỉ riêng lũ lụt ở Pakistan đã gây thiệt hại về kinh tế lên tới 30 tỷ USD. Theo một nghiên cứu vào năm 2018, tùy thuộc vào mức độ mà thế giới cắt giảm lượng khí thải carbon, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu có thể khiến các nước đang phát triển tổn thất từ 290 -580 tỷ USD/năm vào năm 2030, và từ 1.000-1.800 tỷ USD vào năm 2050.

Trước đó, Ai Cập thông báo các cuộc đàm phán tại COP27 kéo dài thêm một ngày, đến ngày 19/11. Ngoại trưởng Sameh Shoukry nêu rõ chương trình nghị sự của COP27 có sự thay đổi đột ngột do cần thêm thời gian để các bên tiếp tục đàm phán nhằm thống nhất những nội dung quan trọng của một thỏa thuận cuối cùng, trong đó có nội dung về quỹ bồi thường cho những nước nghèo chịu tác động của biến đổi khí hậu.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres tuyên bố ngay tại hội nghị: "Chúng ta cần đạt được các giải pháp giải quyết vấn đề tổn thất và thiệt hại khí hậu, thu hẹp mức độ phát thải, chuyển giao tài chính. Đồng hồ đã điểm trong khi niềm tin đang bị xói mòn. Các bên tham gia COP27 có cơ hội để tạo ra sự khác biệt ngay từ bây giờ. Tôi kêu gọi hành động và hành động một cách nhanh chóng. Tôi kêu gọi các bên hãy vươn mình giải quyết những thách thức chung của nhân loại. Thế giới đang dõi theo COP27 và có một thông điệp gửi đến chúng ta: Hãy đứng lên và thực hiện. Hãy thực hiện hành động khí hậu có ý nghĩa mà mọi người và hành tinh đang rất cần".

Bên ngoài hội nghị, bầu không khí kêu gọi các bên tham gia hội nghị hành động cũng diễn ra vô cùng quyết liệt. Các cuộc tuần hành khí hậu diễn ra gần như hàng ngày bên ngoài khu vực hội nghị với thông điệp kêu gọi bảo vệ người dân tộc thiểu số, từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, bảo vệ các nước nhỏ, các nước dễ bị tổn thương bởi khí hậu: "Thông điệp của chúng ta là hãy bảo vệ quyền con người. Quyền con người phải nằm ở gốc rễ của đàm phán. Tuy nhiên, nó lại đang bị xói mòn bởi lợi ích của các cá nhân, lợi ích của thị trường. Chúng ta phải thay đổi, phải hướng đến sự chuyển dịch".

"Chúng ta phải nhận ra rằng sẽ không có tương lai với nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta cần dồn mọi thứ có thể, tất cả tiền bạc, năng lượng, ý chí chính trị vào các giải pháp, mở rộng năng lượng tái tạo, chuyển đổi và loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch", người đứng đầu LHQ cho hay.

Tiếng nói khẩn thiết từ các đại sứ nhí tại COP27

Trong dòng người tham dự hội nghị COP27, bên cạnh những người lớn với trang phục công sở lịch sự trang nhã, còn có cả những trẻ em, những đại sứ thiện chí tí hon được các nước cử đến tham dự hội nghị nhằm góp thêm tiếng nói trong việc bảo vệ môi trường. Các em tuy nhỏ nhưng những câu chuyện của các em về tình trạng khí hậu tại quê hương thì không hề nhỏ chút nào.

Mustafa, cậu bé 12 tuổi, đại diện cho thành phố Minya, bờ tây sông Nile cho biết, biến đổi khí hậu đã khiến thành phố nơi em ở thường xuyên có mưa nặng hạt vào mùa Đông và hệ quả là  điện liên tục bị cắt và các em không được đến trường. Trong khi đó, cô bé Mariram, đại sứ thiện chí của thành phố Cairo, Ai Cập thì cho biết, biến đổi khí hậu đã khiến những tháng mùa hè ở Cairo thành "địa ngục trần gian" khi nhiệt độ luôn dao động ở mức 40 độ C. Mong ước nhất của cô bé là tiếng nói của cô và các bạn khác được các nhà lãnh đạo thế giới lắng nghe và hành động.

Khổng Hà (tổng hợp)

Hà Nội là một trong những đô thị đầu tiên áp dụng camera tích hợp AI giám sát, xử phạt hành vi đổ rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định. Sau một tháng thực hiện dùng camera giám sát hành vi đổ rác không đúng nơi quy định tại 4 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, người dân đã có biến chuyển ý thức bước đầu. 

Chiều 2/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau bắt tạm giam, khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Nguyễn Việt Triều, Phó Chi cục trưởng Chi cục biển, hải đảo và kiểm ngư tỉnh Cà Mau và Huỳnh Văn Đẳng, Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm tàu cá - Chi cục thủy sản và chăn nuôi thú y (đều thuộc Sở NN&MT) về hành vi nhận hối lộ.

Israel chính thức khước từ đề nghị ngừng bắn với phong trào Hamas ở Dải Gaza và tiếp tục chiến dịch tấn công trên bộ với mục tiêu mở rộng "khu vực an ninh", động thái buộc người Palestine sinh sống tại đây tiếp tục phải di dời và đối mặt nguy cơ thương vong thường trực.

Từ đầu năm đến nay, Công an thành phố Cần Thơ đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý 61 trường hợp lợi dụng quyền tự do ngôn luận dùng mạng xã hội đăng tải những nội dung xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước, xúc phạm danh dự, uy tín cá nhân, tổ chức...

Sau một thời gian lắng xuống, thời gian gần đây, hàng loạt cơ sở thu mua, chế biến nguyên liệu gỗ rừng trồng trái phép trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đồng loạt hoạt động trở lại, bất chấp các quy định của pháp luật.

Theo thống kê, trên địa bàn TP Hải Phòng hiện có 24 dự án sử dụng vốn ngân sách đang trong tình trạng tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ… gây thất thoát, lãng phí. Trước thực trạng này, UBND TP Hải Phòng đã có văn bản yêu cầu rà soát toàn bộ, xem xét xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức để dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài.

Hàng loạt vấn đề đặt ra thời gian qua đã cho thấy phải tính toán kỹ hơn về số môn đầu tư trọng điểm của thể thao Việt Nam với mục tiêu Olympic, ASIAD giai đoạn 2026-2046. Dù đã dự kiến 17 môn trọng điểm nhưng rất có thể nhà quản lý lại phải chọn lựa kỹ hơn.

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối. Nhờ sự hỗ trợ của các ứng dụng tích hợp tính năng quét QR, người tiêu dùng dễ dàng nắm rõ hơn thông tin về sản phẩm, hàng hóa. Ứng dụng mã QR cũng được coi là giải pháp hiệu quả giúp các doanh nghiệp quản lý quy trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, xây dựng uy tín thương hiệu.

Bom đạn của những trận đánh khốc liệt đã cướp đi của ông Nguyễn Văn Toàn (SN 1940, xã Xuân Trường, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) một con mắt. Chiến tranh còn “tặng” thêm cho ông hai mảnh đạn đồng. Hơn 50 năm qua, những mảnh đạn ấy đã trở thành một phần chứng tích của lịch sử, song hành cùng cơ thể của người cựu chiến binh quả cảm.

Ngày 2/4, Công an TP Hà Nội cho biết, một nạn nhân bị chiếm đoạt số tiền lên đến gần 9 tỷ đồng khi tham gia đầu tư tiền ảo. Để phòng tránh lừa đảo, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác khi tham gia các ứng dụng hẹn hò online và lời mời kết bạn từ các đối tượng lạ qua mạng xã hội, ứng dụng hẹn hò online.

Khu vực tòa nhà Hàm Cá Mập (Trung tâm Thương mại số 7 Đinh Tiên Hoàng) và Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục ngày nay, nằm sát bên bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, là một địa điểm chứa đựng nhiều biến động lịch sử quan trọng. Những thay đổi về kiến trúc và công năng qua các thời kỳ đã phản ánh rõ nét sự biến chuyển của lịch sử Thăng Long - Hà Nội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.