"Cú sốc" mới trên chính trường nước Pháp

10:57 20/06/2022

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mất thế đa số trong Quốc hội sau cuộc bầu cử 19/6, một trở ngại lớn có thể khiến nước Pháp chao đảo nếu ông không thể đàm phán liên minh với đảng khác.

Cử tri Pháp đi bầu cử vòng 2 ngày 19/6. Ảnh Reuters. 

Sáng 20/6, Bộ Nội vụ Pháp công bố kết quả bầu cử Quốc hội, theo đó liên minh của Tổng thống Emmanuel Macron giành được 245 trong tổng số 577 ghế quốc hội. Như vậy, dù liên minh của Tổng thống Macron vẫn là đảng lớn nhất trong Quốc hội Pháp, song đã mất vị thế đa số khi không giành được tối thiểu 289 ghế.

Liên minh cánh tả NUPES, được thành lập hồi tháng 5 do ông Jean-Luc Melenchon lãnh đạo, giành được 135 ghế.

Ngay sau khi kết quả cuộc bầu cử được công bố, Thủ tướng Elisabeth Borne phát biểu trên truyền hình và nhấn mạnh đây là “nguy cơ cho nước Pháp”.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire gọi kết quả này là một “cú sốc” đồng thời nhấn mạnh nếu không tạo được liên minh mới, “điều này sẽ cản trở năng lực cải cách và bảo vệ người dân Pháp”.

Một quốc hội “nửa chừng” khi chưa có phe nào chiếm đa số lãnh đạo sẽ đòi hỏi các bên chia sẻ quyền lực, tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ qua, thỏa hiệp giữa các đảng phái là điều hiếm gặp tại Pháp.

Lần gần nhất một tổng thống mới đắc cử không đạt được đa số hoàn toàn trong cuộc bầu cử Quốc hội là vào năm 1988.

Tháng 4 vừa qua, ông Emmanuel Macron trở thành Tổng thống đầu tiên của Pháp trong hai thập kỷ qua chiến thắng nhiệm kỳ thứ hai.

Người phát ngôn Chính phủ Pháp Olivia Gregoire cũng tuyên bố chính phủ nước này sẽ tiếp xúc với tất cả các đảng ôn hòa để tìm cách thiết lập thế đa số tại Quốc hội.

Theo quy định, các đảng phái chính trị cần phải giành được ít nhất 289 ghế để chiếm đa số tuyệt đối tại Quốc hội Pháp.

Trước đó ngày 19/6, các điểm bỏ phiếu trên khắp cả nước đã mở cửa để các cử tri Pháp đi bỏ phiếu trong vòng hai cuộc bầu cử Quốc hội nước này.

Duy Tiến (Theo Reuters)

Ngày 9/5, cơ quan CSĐT Công an TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) cho biết, vừa khởi tố bị can 16 đối tượng về hành vi “Tổ chức đánh bạc” và “Đánh bạc”, trong đó bắt tạm giam 14 đối tượng.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, sáng 9/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, vừa hoàn tất thủ tục tiếp nhận 3 trường hợp nguyên Đội trưởng quản lý bảo vệ rừng thuộc Vườn Quốc gia Phú Quốc đến đầu thú, giao nộp số tiền đã nhận hối lộ.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác với thủ đoạn trên, đặc biệt là các lời mời kết bạn trên mạng xã hội để chat sex, gọi video, gửi hình ảnh nhạy cảm. Khi gặp các trường hợp bị đe dọa như trên, người dân cần trình báo cơ quan Công an để giải quyết kịp thời vụ việc theo quy định.

Sáng 9/5) Cơ quan CSĐT Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết, vừa thi hành các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Trần Văn Duy (SN 1991, trú phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) để điều tra về hành vi “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” để chiếm đoạt tài sản.

Sáng 9/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Trị cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Trần Văn Tuân (SN 1973, trú Long Hồ Hạ 2, phường Hương Hồ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) do có hành vi phạm vào tội “Giết người” theo quy định tại Khoản 1, Điều 123 Bộ luật Hình sự.

Dự án Kè bờ sông Cần Thơ – Ứng phó biến đổi khí hậu TP Cần Thơ, có tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng chưa đưa vào khai thác sử dụng đã xảy ra tình trạng nứt dọc cục bộ tại một số vị trí bê tông lót vỉa hè phía sau kè.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文