Đòn trừng phạt mới của Mỹ để "chặn dòng tiền quan trọng" sang Moscow

08:28 14/05/2024

Tổng thống Mỹ Joe Biden tối 13/5 (giờ địa phương) đã ký một dự luật lưỡng đảng cấm nhập khẩu uranium đã làm giàu của Nga, nhiên liệu chính được sử dụng bởi các nhà máy điện hạt nhân, một động thái nhằm cắt đứt một trong những dòng tiền quan trọng cuối cùng từ Mỹ sang Nga.

Mỹ phụ thuộc nhiều vào nguồn uranium của Nga. Ảnh minh họa Getty Images. 

Quốc hội Mỹ đã nhanh chóng có động thái cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga, chỉ một tháng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine tháng 2/2022. Dù vậy, mặt hàng uranium cần nhiều sự cân nhắc hơn, một phần vì Nga cung cấp khoảng 20% nhiên liệu hạt nhân của Mỹ, khiến một số nhà lập pháp lo ngại sự gián đoạn đối với 93 lò phản ứng hạt nhân của nước này.

Các công ty Mỹ trả khoảng 1 tỷ USD mỗi năm để làm giàu uranium từ Rosatom, tập đoàn điện hạt nhân nhà nước của Nga. Các khoản tiền này vẫn tiếp tục ngay cả sau khi có tài liệu tiết lộ vào năm ngoái rằng Rosatom đã cung cấp cho ngành công nghiệp vũ khí Nga các bộ phận, công nghệ và nguyên liệu thô cho nhiên liệu tên lửa.

Dự luật lưỡng đảng sẽ cấm nhập khẩu uranium từ Nga bắt đầu sau 90 ngày kể từ ngày ban hành, đồng thời, sẽ cung cấp quyền miễn trừ cho đến năm 2028 đối với các công ty điện lực buộc phải đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân một khi nguồn cung cấp của Nga bị cắt. Dự luật cũng tạo điều kiện để giải ngân khoản tiền 2,7 tỷ USD được thông qua trong luật trước đây nhằm xây dựng ngành công nghiệp chế biến uranium trong nước.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nhận định: "Luật mới này tái lập vai trò lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực hạt nhân. Nó sẽ giúp đảm bảo ngành năng lượng cho các thế hệ mai sau".

Dự luật đã được Hạ viện thông qua vào tháng 12 năm ngoái, nhưng đã bị đình trệ trong nhiều tháng tại Thượng viện. 

Các quan chức tại Bộ Năng lượng và Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã thảo luận về khả năng thực hiện hành động cấm nhập khẩu uranium của Nga nếu Quốc hội không thông qua dự luật.

Tổng thống Biden đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là đạt được 100% điện sạch vào năm 2035. Các lò phản ứng hạt nhân tạo ra hơn một nửa lượng điện không phát thải ở Mỹ và nhiều người ủng hộ loại năng lượng này kỳ vọng nó có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp điện hạt nhân của Mỹ gần đây đã phải đối mặt với những thách thức tài chính. Với việc thiếu nguồn cung uranium, những khó khăn này dự kiến sẽ còn tăng thêm.

Sự phụ thuộc của Mỹ vào uranium của Nga bắt nguồn từ chương trình giải trừ vũ khí hạt nhân năm 1993 ngay sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Theo chương trình có tên "Từ Megaton thành Megawatt", Mỹ đã mua 500 tấn uranium từ các đầu đạn hạt nhân đã tháo dỡ của Nga và chuyển nó thành nhiên liệu cho lò phản ứng hạt nhân.

Vào thời điểm đó, nhiều nhà hoạch định chính sách ở Washington ca ngợi thỏa thuận này là đôi bên cùng có lợi: Moscow rất cần tiền mặt để đổi lấy việc cung cấp nhiên liệu giá rẻ cho các cơ sở của Mỹ và xoa dịu những người ủng hộ kiểm soát vũ khí. Nhưng ngày nay, một số chuyên gia cho rằng chương trình này đã gây ra hậu quả không mong muốn là cung cấp nhiên liệu rẻ tiền của Nga khiến các công ty Mỹ và châu Âu phải vật lộn để cạnh tranh.

Duy Tiến

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Mang trong mình dòng máu của đồng bào dân tộc Cor, nhưng lại có hơn 3 năm công tác ở xã vùng cao Sơn Trung, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) và nặng nghĩa tình với đồng bào dân tộc Hre nơi đây, Đại úy Hoàng Thị Lan Phương luôn coi vùng đất này như quê hương thứ 2 của mình.

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Ít nhất 120 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza trong hai ngày qua, theo các quan chức y tế Palestine, trong bối cảnh Israel tăng cường các cuộc ném bom trên khắp vùng lãnh thổ bị bao vây này.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn môi trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, xyanua và các hợp chất nằm trong nhóm hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

Từng được mệnh danh là “Thụy Sĩ của Trung Đông” nhờ sự phát triển thịnh vượng và đa dạng văn hóa nhưng hiện nay, Lebanon đang chìm sâu trong một giai đoạn đen tối. Những năm gần đây, đất nước này đã phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng chồng chất từ sự suy thoái kinh tế, chia rẽ chính trị, đến xung đột quân sự dữ dội với Israel. Tình hình hiện tại đã đưa Lebanon tới ngưỡng cửa sụp đổ hoàn toàn, đòi hỏi những nỗ lực không chỉ từ nội tại mà còn từ cộng đồng quốc tế để cứu vãn và tái thiết.

Trong bối cảnh cả Nga và Triều Tiên đều chịu áp lực nặng nề từ các lệnh trừng phạt quốc tế, hai quốc gia đã tìm thấy điểm tựa chiến lược để tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Từ kinh tế, quân sự đến ngoại giao, mối quan hệ này không chỉ giúp họ đối phó với sự cô lập, mà còn góp phần tái định hình cục diện địa chính trị tại Đông Bắc Á.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文