EU gia tăng trừng phạt, Nga vẫn đứng vững

10:15 10/06/2023

Tờ Politico của Mỹ trích dẫn nguồn tin từ 5 nhà ngoại giao châu Âu cho biết, các đại diện thường trực của họ tại Brussels (Bỉ) đang hướng tới mục tiêu hoàn thành gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga. Tuy nhiên, hiện chưa rõ họ có đạt được mục tiêu hay không khi cuộc thảo luận về các biện pháp trừng phạt đã bị hoãn lại một tuần cho đến ngày 14/6.

Hồi tháng 5 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell đã nhiều lần tuyên bố rằng, gói trừng phạt thứ 11 sẽ tập trung vào việc thắt chặt các cơ chế thực thi lệnh trừng phạt. Mục đích là ngăn chặn nỗ lực của Nga trong phá vỡ lệnh phong tỏa, trừng phạt. Theo các quan chức EU, các biện pháp trừng phạt nên được áp dụng đối với các công ty từ các nước thứ ba tái xuất hàng hóa bị trừng phạt sang Nga.

Các đoàn tàu chở hàng hóa nhập khẩu vào Nga tại Kaliningrad. Ảnh: Reuters

Cuối tháng 5, một số nguồn tin ngoại giao và truyền thông châu Âu đưa tin dự thảo ban đầu về gói trừng phạt của EC đã bị các nước thành viên EU bác bỏ và gửi lại để sửa đổi, lo ngại các biện pháp đó sẽ chỉ làm cô lập EU trên trường quốc tế. Như vậy, gói trừng phạt thứ 11 tập trung vào việc chống lách các lệnh trừng phạt hiện có và bao gồm một cơ chế mới để trừng phạt các quốc gia bên ngoài EU cho phép trốn tránh lệnh trừng phạt.

Tuy nhiên, điều này rất nhạy cảm đối với một số nước EU, bao gồm cả Đức, vốn lo ngại luật mới có thể làm tổn hại đến quan hệ với các nước như Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. Để xoa dịu những lo ngại đó, EU đã giảm bớt một số đề xuất ban đầu từ EC. Trong khi đó, Hy Lạp và Hungary cho biết sẽ ngăn chặn thỏa thuận nếu Ukraine vẫn liệt một số công ty của họ vào danh sách “các nhà tài trợ chiến tranh”. Cụ thể, Budapest và Athens đang yêu cầu loại bỏ một số công ty khỏi danh sách hỗ trợ các nỗ lực của Nga nhằm lách các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Tuy nhiên, các nước EU không có phản đối mang tính hệ thống nào đối với gói trừng phạt mới nhất do EC đưa ra.

Kể từ sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine cho tới nay, EU liên tục áp đặt và mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Moscow. Nhìn bề ngoài, EU sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt mới vì những kế hoạch quân sự của Nga tại Ukraine không có dấu hiệu giảm nhiệt. Nhưng bất chấp các biện pháp trên diện rộng được áp đặt và cam kết của Brussels để duy trì chúng, một số nhà quan sát cho rằng, họ đã thất bại trong ý định làm suy yếu nước Nga.

Nền kinh tế Nga dường như kiên cường hơn dự kiến và quân đội Nga vẫn duy trì khả năng nhắm vào các mục tiêu ở Ukraine. Hơn nữa, hàng hóa bị trừng phạt vẫn đang tìm đường đến Nga và đến chiến trường ở Ukraine. Trong một báo cáo mới đây, Công ty tư vấn rủi ro Corisk có trụ sở tại Na Uy cho rằng các biện pháp trừng phạt không hoạt động theo cách như mong đợi chính là do các bên áp dụng đang tự phá hủy chúng.

Phân tích dữ liệu hải quan từ 12 quốc gia EU, Norway, Anh, Mỹ và Nhật Bản cho thấy việc lách lệnh trừng phạt xuất khẩu đối với Nga lên tới 8 tỷ euro (8,5 tỷ USD) vào năm 2022. Trong số các quốc gia được nghiên cứu, Đức dường như là nước xuất khẩu hàng hóa bị trừng phạt lớn nhất sang Nga; tiếp theo là Litva. Cả hai cung cấp một nửa số hàng hóa mà phương Tây không cho phép bán cho Moscow.

Nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp châu Âu, đặc biệt là các doanh nghiệp Đức, sử dụng các nước thứ ba để bán sản phẩm của họ cho Nga. Điều này thể hiện rõ qua việc phân tích dữ liệu xuất khẩu đối với hàng hóa bị trừng phạt, bao gồm các mặt hàng xa xỉ như đồ trang sức và nước hoa, công nghệ tiên tiến, như chất bán dẫn tiên tiến và máy tính lượng tử, máy móc và thiết bị vận tải. Đầu năm 2022, xuất khẩu các mặt hàng này của phương Tây sang Nga giảm mạnh, nhưng lại tăng vọt sang các nước láng giềng của Nga. Gần một nửa số hàng “xuất khẩu song song” này được chuyển qua Kazakhstan và phần còn lại được phân chia giữa Gruzia, Armenia, Kyrgyzstan và các nước khác.

Điều quan trọng, danh sách các sản phẩm bị trừng phạt bao gồm hàng hóa lưỡng dụng có thể được sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự, chẳng hạn như máy bay không người lái, xe cộ và một số hóa chất. Trong vùng chiến sự, xe tải cỡ trung rất quan trọng để vận chuyển hàng hóa hậu cần đến tiền tuyến. Đó là lý do tại sao những chiếc xe như vậy được đưa vào danh sách trừng phạt. Do đó, xuất khẩu xe tải diesel của Đức sang Nga ở nhóm này đã giảm xuống 0 vào tháng 5/2022. Tuy nhiên, doanh số bán những chiếc xe tải tương tự cho Armenia đã tăng theo cấp số nhân và đạt mức gấp 5 lần so với những gì Đức đã bán cho Nga trước đó vào tháng 9.

Lithuania cũng xuất khẩu nhiều loại hàng hóa bị trừng phạt sang Nga, nhưng thông qua một tuyến đường khác là Belarus. Vilnius dường như đã tăng doanh số bán xe cho nước láng giềng gấp 10 lần trong khoảng thời gian từ tháng 5 - 9/2022. Do xuất khẩu sang Nga đã giảm xuống 0 và nhu cầu ôtô của Belarus khó có thể tăng đáng kể như vậy, có vẻ như những mặt hàng này sau đó được tái xuất sang Nga.

Sợi hóa học Polyamide là một sản phẩm lưỡng dụng khác đã đến Nga, “phá vỡ” lệnh trừng phạt. Chất liệu hóa học này có thể được sử dụng trong sản xuất áo giáp, áo dành cho phi công quân sự và nhiều mặt hàng quân sự và dân sự khác. Cho đến tháng 6/2022, Đức hầu như không xuất khẩu Polyamide sang Kazakhstan.

Sau khi các lệnh trừng phạt được đưa ra, nhu cầu của Kazakhstan đối với loại hàng này đã bùng nổ và đến tháng 10, Kazakhstan đã nhập khẩu 200 tấn từ các nhà sản xuất Đức. Điều đáng chú ý là Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev từng thể hiện quan điểm kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Ukraine, từ chối công nhận việc Nga sáp nhập lãnh thổ Ukraine và cam kết hạn chế lách lệnh trừng phạt trên lãnh thổ Kazakhstan.

Chính phủ của ông Kassym-Jomart Tokayev được cho là đã đưa ra các biện pháp kiểm soát hải quan chặt chẽ hơn đối với hàng hóa điện tử nhập khẩu vào Nga và đang xem xét giám sát hải quan trực tuyến để theo dõi hàng hóa qua biên giới. Liệu những nỗ lực này có thực sự hạn chế dòng chảy của hàng hóa bị trừng phạt hay chỉ đơn thuần là các biện pháp mang tính hình thức vẫn chưa có câu trả lời.

Khổng Hà (tổng hợp)

Chủ động nhận diện những diễn biến của tội phạm, đồng thời triển khai quyết liệt, hiệu quả các phương án, kế hoạch, Công an tỉnh Thái Bình được xem là "điểm sáng" trong đấu tranh phòng, chống tội phạm đường phố thời gian qua. Những biện pháp, cách làm bài bản, có tính chiều sâu của Công an tỉnh Thái Bình đang ngày càng phát huy hiệu quả, củng cố và giữ gìn bình yên nơi mảnh đất quê lúa.

Sau 3 năm triển khai Đề án 06, người đứng đầu ở nhiều bộ, ngành, địa phương đã quyết tâm, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết từng công việc, nhiệm vụ cụ thể để phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giúp bức tranh chuyển đổi số ngày càng rõ nét và các vùng sáng được mở rộng.

Giá nhà đất vượt quá xa thu nhập của người dân, khiến khả năng tiếp cận nhà ở của đại đa số lao động có mức thu nhập trung bình và thấp ngày càng khó khăn. Theo Bộ Xây dựng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thời gian qua, đã có hiện tượng “tạo giá ảo”, “thổi giá” của giới đầu cơ và các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản.

Sáng 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Chương trình nhằm biểu dương, tôn vinh và tri ân các nhà giáo tiêu biểu xuất sắc, có nhiều đổi mới sáng tạo và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hôm nay (18/11), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ; sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4. 

Trong  2 ngày (15, 16/11), Đoàn công tác Công đoàn Báo CAND đã có chuyến công tác xã hội từ thiện ý nghĩa tại tỉnh Hòa Bình. Đoàn đã đến thăm, động viên, trao quà tặng thày, trò Trường tiểu học và trung học cơ sở Ngòi Hoa, thuộc xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc - một trong những ngôi trường thuộcc địa bàn miền núi khó khăn của tỉnh Hòa Bình.

Ngày 17/11, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường, Công an tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện lệnh khám xét chỗ ở, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Lê Công Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như (phường 2, TP Bảo Lộc), để điều tra về hành vi trốn thuế.

Trước ngày khởi công Dự án đường Vành đai 3 (18/6/2023) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến trước ngày 31/12/2023 sẽ bàn giao 100% mặt bằng phục vụ dự án. Nhưng thực tế việc giải phóng mặt bằng và thi công các gói thầu diễn ra rất chậm…

Tiếp tục quá trình điều tra vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu, nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Quảng Bình, trong 2 ngày 15 và 16/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã tiến hành khởi tố 11 bị can có liên quan và đang tiếp tục điều tra, mở rộng.

Bộ Xây dựng thống kê, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt là ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn. Điển hình như tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ. Mặt bằng giá dự án mới quý III/2024 đã tăng từ 4-6% theo quý và từ 22-25% theo năm. Đặc biệt, có một số khu vực tăng cục bộ lên khoảng 35-40% tùy từng vị trí so với quý trước.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文