EU quay cuồng trong "cơn bão" đình công

06:47 20/04/2023

Các nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) đang đối diện làn sóng đình công của người lao động bắt nguồn từ chính những mâu thuẫn về quyền lợi chưa thể giải quyết thỏa đáng. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang đối mặt nhiều biến động, bài toán đình công một lần nữa gây đau đầu cho các ông lớn EU.

Mâu thuẫn kéo dài

Nghiệp đoàn đường sắt và giao thông Đức (EVG) ngày 19/4 tuyên bố sẽ thực hiện cuộc đình công trên toàn quốc nhằm gây sức ép yêu cầu chính phủ tăng lương cho các công nhân. Cuộc đình công dự kiến kéo dài từ 3h đến 11h ngày 20/4 sẽ gây ảnh hưởng tới 50 công ty giao thông vận tải của nước này, và hàng nghìn người dân cùng khách du lịch, theo Reuters.

Nghiệp đoàn EVG đang thay mặt 230.000 người lao động đàm phán với bên sử dụng lao động nhằm đạt mức tăng lương 12%, hoặc ít nhất tăng 650 Euro (712 USD) mỗi tháng. Nghiệp đoàn Verdi, đại diện cho khoảng 2,5 triệu người lao động, cũng đã kêu gọi các nhân viên kiểm soát an ninh đình công tại 3 sân bay trong 2 ngày 20 và 21/4 tới. Trong khi đó, Công ty đường sắt quốc gia Đức Deutsche Bahn đề xuất mức tăng lương 5%, cùng khoản thanh toán một lần tối đa 2.500 Euro.

Người biểu tình đổ xuống đường phố Paris phản đối cải cách lương hưu của chính phủ Pháp. Ảnh: Reuters

Tại Anh, công đoàn ngành y tá (RCN) nước này hôm 17/4 cũng cảnh báo có thể đình công đến Giáng sinh nếu các yêu cầu của họ về tiền lương không được chính phủ giải quyết thỏa đáng. Lần đầu tiên trong lịch sử 108 năm hình thành và phát triển RCN, các thành viên của công đoàn này đã tham gia vào làn sóng đình công của người lao động cả ở lĩnh vực công và tư nhân nhằm kêu gọi tăng lương trong bối cảnh lạm phát tăng cao.

Dự kiến, các cuộc tuần hành sẽ kéo dài 48 giờ từ ngày 30/4. Trước đó, ngày 14/4, các thành viên của RCN đã bác bỏ đề xuất tăng 5% lương của chính phủ Anh. Còn tại Pháp, chuỗi ngày biểu tình và đình công nhằm phản đối luật hưu trí sửa đổi mà Tổng thống Emmanuel Macron vừa ký thông qua đang nhấn chìm nước này trong mệt mỏi.

Phát biểu trên truyền hình vào khung giờ vàng tối 17/4, ông Macron giải thích với người Pháp rằng "việc làm việc lâu hơn một chút, như các nước láng giềng châu Âu của chúng ta đã làm, sẽ tạo ra nhiều của cải hơn cho nền kinh tế và cho phép mức đầu tư lớn hơn". Thế nhưng, ngay khi phát biểu được đưa ra, đám đông người biểu tình đã tụ tập bên ngoài các tòa thị chính trên khắp nước Pháp, hô vang các khẩu hiệu phản đối dự luật này, theo France 24. Các đảng và đoàn thể đối lập cũng cho rằng kế hoạch của ông Macron là đòn tấn công tiêu cực vào mô hình phúc lợi của đất nước.

Hậu quả nhãn tiền

Những gì đang xảy ra tại ba nền kinh tế hàng đầu EU có thể coi là đỉnh điểm của làn sóng đình công, biểu tình vốn lan rộng ở châu Âu từ cuối năm ngoái tới nay trong bối cảnh gia tăng căng thẳng xã hội do tình trạng khủng hoảng chi phí sinh hoạt, giá năng lượng tăng vọt và lạm phát cao ở "lục địa già". Giá lương thực và năng lượng tăng cao đã góp phần đẩy mạnh lạm phát và tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của người dân châu Âu cũng như những nơi khác. Ảnh hưởng này đặc biệt nghiêm trọng với những người thu nhập thấp. Trong khi đó, chính phủ một số quốc gia châu Âu đang phải đối mặt với nhiều thách thức như dân số già, giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu, cuộc xung đột tại Ukraine và chấm dứt lệ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga. Điều này dẫn đến mâu thuẫn ngày càng tăng trong lực lượng lao động châu Âu, đẩy họ đến quyết định đấu tranh để duy trì lợi ích của mình trong chiếc bánh kinh tế đang dần "nhỏ lại".

Nhưng hậu quả nhãn tiền không quá khó để nhận ra, với việc ngành hàng không điêu đứng. Các cuộc đình công tại Đức đã khiến tất cả các chuyến khởi hành từ sân bay Hamburg của Đức sẽ bị hủy hoặc cất cánh mà không có hành khách, với khoảng 80.000 hành khách bị ảnh hưởng. Trong khi đó, ở Anh, các cuộc đình công này đã ảnh hưởng đến dịch vụ khám chữa bệnh tại nhiều bệnh viện và cơ sở y tế nhà nước, khiến hàng nghìn lịch hẹn phẫu thuật và khám bệnh bị hủy.

Ở mức độ rộng hơn, dữ liệu từ các công ty du lịch cho thấy, các cuộc đình công trên khắp châu Âu đã dẫn đến tình trạng hủy chuyến bay, hoãn chuyến bay và đặt vé đến các thành phố như Paris tăng đột biến, bất chấp nỗ lực của các hãng hàng không nhằm tránh lặp lại tình trạng gián đoạn như năm ngoái.

"Tình hình nhanh chóng xấu đi khi Pháp chìm trong cuộc khủng hoảng cải cách lương hưu. Sân bay Charles de Gaulle bị ảnh hưởng tiêu cực, cả với tư cách là điểm đến và trung tâm", Olivier Ponti, chuyên gia thuộc công ty dữ liệu du lịch ForwardKeys, cho biết.

Vòng xoáy bất ổn về kinh tế và địa chính trị vẫn đang tiếp diễn, trong khi thị trường lao động bị thắt chặt và lạm phát tăng cao đang tác động trực tiếp tới đời sống và thu nhập của người dân châu Âu, đặt các chính phủ EU vào bài toán cấp bách ngay lập tức - bài toán trấn an toàn dân. Bởi, các công đoàn sẵn sàng thực hiện chiến dịch đình công dài hạn, cho đến khi những quyết sách phù hợp được đưa ra.

An Nhiên

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã vinh danh 100 tập thể, cá nhân đoạt giải.

Sau quá trình tranh luận của luật sư bào chữa cho các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh bảo lưu quan điểm đề nghị án tử hình như bản án sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan về tội “Tham ô tài sản”.

Đây là một trong những thủ đoạn lừa đảo xuất hiện trên mạng xã hội vừa được Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cảnh báo tới người dân.

Sau một tuần miệt mài tăng giá, kim loại quý bất ngờ quay đầu ngay khi mở cửa phiên giao dịch tuần mới, mất tới 50 USD/ounce.

Vụ sạt lở đất trong đêm khiến nhà ông Trần Văn Khưa bị sập một phần công trình nhà ở. May mắn 6 người trong nhà chạy ra ngoài kịp thời, riêng ông Khưa và vợ bị các đòn gỗ trên mái nhà rơi xuống gây chấn thương, sau đó được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa đến Trạm Y tế sơ cứu.

Cảnh sát Thái Lan đang tiến hành điều tra vụ việc 41 thi thể được phát hiện bên trong một tu viện ở tỉnh Phichit nước này, được cho là có liên quan đến hoạt động thiền định.

Một nhóm người hoạt động khai thác vàng từ 6h sáng hôm trước đến sáng ngày hôm sau trong vườn điều của một người dân tại xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Sau khi sàng lọc quặng vàng được bỏ vào bao tải rồi vận chuyển đi nơi khác.

Sáng 25/11, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Lê Văn Điền (SN 1972, HKTT: tổ 14, ấp Tân Thành, xã Tân Lập, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang); Lê Thị Ngọc Nhan (SN 1971, vợ Điền); Lê Phước Sang (SN 1991) và Lê Phước Hoàng (SN 1999, con Điền); Lê Công Triết (SN 1983) và Nguyễn Văn Lộc (SN 1982, cháu Điền) để điều tra về tội “Chống người thi hành công vụ”.

Ngày 25/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Leo Minh Hiếu, SN 1999, thường trú thôn 6, xã Long Bình, huyện Phú Riềng; nơi ở thôn Phước Tân, xã Bình Tân, huyện Phú Riềng. Leo Minh Hiếu bị khởi tố về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文