EU và bài toán khó khăn về tài sản Nga

07:57 01/03/2025

Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt với lựa chọn khó khăn về số phận của 200 tỷ euro tài sản Nga bị đóng băng, một quyết định có thể ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc chiến ở Ukraine và địa chính trị châu Âu.

Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine năm 2022, EU cùng các đồng minh đã đóng băng khoảng 300-350 tỷ USD tài sản Nga, trong đó 200 tỷ euro được giữ tại Euroclear ở Brussels. Hiện tại, câu hỏi đặt ra là liệu EU nên tịch thu số tài sản này để hỗ trợ Ukraine hay giữ lại làm đòn bẩy trong các cuộc đàm phán hòa bình.

EU và bài toán khó khăn về tài sản Nga -0
Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN

Các nước Đông Âu và Baltic, bao gồm Estonia, Litva, Latvia, Ba Lan và Cộng hòa Séc, ủng hộ mạnh mẽ việc tịch thu tài sản Nga nhằm gửi thông điệp cứng rắn tới Moscow và giảm bớt sự phụ thuộc vào viện trợ từ Mỹ. Tuy nhiên, các cường quốc EU như Pháp, Đức, Italy và Tây Ban Nha lại thận trọng, lo ngại động thái này có thể vi phạm quyền miễn trừ tài sản có chủ quyền, làm suy yếu lòng tin của nhà đầu tư quốc tế và phá vỡ các nguyên tắc pháp lý cơ bản.

Vấn đề pháp lý là trở ngại lớn nhất khi hành động tịch thu tài sản Nga có thể vi phạm Công ước Vienna năm 1961 về quyền miễn trừ tài sản có chủ quyền. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng nếu EU tịch thu tài sản của Nga, các quốc gia khác sẽ dè chừng khi đầu tư vào châu Âu. Mặc dù Bộ trưởng Ngoại giao Litva Kstutis Budrys cho rằng vấn đề này là ý chí chính trị, nhưng các cường quốc EU vẫn lo ngại về tiền lệ pháp lý và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Bên cạnh đó, bài toán kinh tế cũng không dễ giải quyết.

Theo Ngân hàng Thế giới, chi phí tái thiết Ukraine có thể lên tới 486 tỷ USD, vượt xa khả năng tài chính của EU và các đồng minh. Trong khi Mỹ đang có dấu hiệu giảm cam kết hỗ trợ, EU đối mặt với áp lực lớn trong việc tìm kiếm nguồn tài chính để tái thiết Ukraine. Mặc dù G7 đã nhất trí sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị đóng băng để cung cấp khoản vay 50 tỷ USD cho Ukraine, con số này vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế. Điều này khiến việc tịch thu toàn bộ tài sản Nga trở thành lựa chọn tài chính khả thi nhất cho EU để duy trì ảnh hưởng ở Đông Âu.

Quyết định tịch thu tài sản Nga đặt EU vào thế tiến thoái lưỡng nan. Một mặt, động thái này có thể cung cấp nguồn tài chính quan trọng để hỗ trợ Ukraine, củng cố vị thế của EU trong đàm phán hòa bình. Mặt khác, nó tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý, chính trị và kinh tế, có thể ảnh hưởng đến quan hệ với các quốc gia ngoài phương Tây và làm suy yếu lòng tin của nhà đầu tư quốc tế.

Như cựu Thủ tướng Estonia Kaja Kallas nhận định: “Chúng ta cần có sự ủng hộ của mọi người cho việc này. Cho đến nay thì vẫn chưa có”. Sự chia rẽ trong nội bộ EU cho thấy rằng, dù tịch thu hay không, châu Âu vẫn đang đối mặt với thế tiến thoái lưỡng nan đầy thách thức và chưa có lời giải rõ ràng.

Như Thảo

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28/4 tuyên bố lệnh ngừng bắn kéo dài ba ngày vào tháng 5 để kỷ niệm 80 năm chiến thắng của Liên Xô và các đồng minh trong Thế chiến thứ hai.

Liên quan vụ án sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sử dụng phiếu kết quả thử nghiệm giả mạo để đưa sản phẩm ra thị trường, ngày 28/4, Cơ quan CSĐT  Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở đối với 4 bị can, gồm: Phạm Vũ Khiêm, Vương Thị Hoa, Lê Thị Hồng Vân và Bùi Thị Thu Hà cùng về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 Điều 221, Bộ luật Hình sự.

Chiều 28/4, Bộ Công an công bố các quyết định về công tác cán bộ tại Công an TP Đà Nẵng. Dự lễ có Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Thứ trưởng Bộ Công an cùng lãnh đạo Thành ủy, UBND, HĐND, UBMTTQVN TP Đà Nẵng và đại diện các Sở, ngành trên địa bàn thành phố.

Các cơ quan có thẩm quyền của Hà Nội cùng với sự đồng thuận cao của nhân dân Thủ đô đã thống nhất xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP, từ 526 xã, phường, thị trấn thành 126 xã, phường (50 xã, 76 phường).

Một nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng giả ngang nhiên hoạt động trong nhiều năm, tung ra thị trường 920 mã sản phẩm, tổng sản lượng khi bị phát hiện, thu giữ tới hơn 100 tấn, với doanh thu riêng một công ty trong hệ sinh thái lên tới 800 tỷ đồng chỉ trong ba năm. Khủng khiếp là vậy nhưng cả một hệ thống cơ quan chức năng đến chính quyền cơ sở tưởng chừng như mọi quy định, quy trình đều rất chặt chẽ đã bị các đối tượng "qua mặt", hoạt động sai phạm trong suốt một thời gian dài và chỉ bị lộ diện khi lực lượng Công an phát hiện, vào cuộc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.