EU và cuộc đua khoáng sản trong cơn bão địa chính trị

08:16 28/04/2025

Trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu ngày càng phức tạp, cuộc đua tiếp cận các nguồn khoáng sản thô quan trọng đang trở nên khốc liệt, với Liên minh châu Âu (EU) nỗ lực giảm phụ thuộc vào các cường quốc, đặc biệt là Trung Quốc.

Các khoáng sản như lithium, coban, niken và các nguyên tố đất hiếm ngày càng đóng vai trò thiết yếu đối với các ngành công nghiệp chiến lược, từ sản xuất vi mạch, tấm pin mặt trời đến ô tô điện. Ước tính của EU cho thấy nhu cầu lithium sẽ tăng gấp 12 lần vào năm 2030 và 21 lần vào năm 2050, đặt ra áp lực lớn đối với bài toán đảm bảo nguồn cung ổn định, bền vững.

Hiện tại, EU vẫn phụ thuộc sâu sắc vào các quốc gia thứ ba: toàn bộ nguyên tố đất hiếm nặng nhập khẩu từ Trung Quốc, 99% boron từ Thổ Nhĩ Kỳ và 71% bạch kim từ Nam Phi. Tình trạng này khiến EU đối mặt với nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt khi các nước cung cấp sử dụng khoáng sản như một công cụ gây sức ép chính trị. Trước thực tế đó, EU đã ban hành Đạo luật Nguyên liệu thô quan trọng (CRMA), đặt mục tiêu đẩy mạnh khai thác, chế biến và tái chế nguyên liệu chiến lược ngay trên lãnh thổ châu Âu, đồng thời mở rộng quan hệ đối tác với các quốc gia giàu tài nguyên. Tính đến nay, EU đã ký 14 thỏa thuận với các nước như Serbia, Australia, Greenland, Chile và Cộng hòa Dân chủ Congo.

CRMA xác định 34 loại vật liệu là "quan trọng", trong đó có 17 loại được ưu tiên "chiến lược", như lithium, than chì, niken, coban, đồng và đất hiếm, cùng với mục tiêu đến năm 2030 khai thác 10%, chế biến 40% và tái chế 25% lượng nguyên liệu tiêu thụ hàng năm. Tuy nhiên, việc hiện thực hóa tham vọng này vấp phải không ít khó khăn. Theo nhà nghiên cứu Edoardo Righetti từ tổ chức tư vấn CEPs, tỷ lệ tái chế còn thấp do hạn chế về công nghệ và hệ thống thu gom, trong khi chi phí tái chế cao cũng là một rào cản lớn.

Trong nỗ lực khắc phục, EU đang cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ tài chính và rút ngắn thời gian cấp phép cho các dự án, với việc chọn ra 47 dự án "chiến lược" tại 13 quốc gia thành viên để ưu tiên triển khai. Tuy vậy, các dự án khai thác vẫn đối mặt với làn sóng phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng địa phương và các tổ chức môi trường, như tại Bồ Đào Nha và Serbia, do lo ngại ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và đời sống.

Trong lúc EU chật vật xây dựng năng lực tự chủ, các cường quốc khác như Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump cũng gia tăng cạnh tranh trong việc tiếp cận nguồn khoáng sản tại Canada, Greenland và Ukraine, sử dụng cả biện pháp kinh tế lẫn ngoại giao. Bên cạnh đó, EU còn đối mặt với những vấn đề đạo đức khi ký thỏa thuận với các khu vực bất ổn như Rwanda, nơi bị cáo buộc liên quan tới hoạt động buôn lậu khoáng sản xung đột từ Congo.

Trong cuộc đua khoáng sản mang tính sống còn này, tham vọng của EU không chỉ đòi hỏi giải pháp về kỹ thuật và tài chính, mà còn cần sự khéo léo trong xử lý các thách thức xã hội, môi trường và địa chính trị, vốn ngày càng phức tạp và nhạy cảm.

Như Thảo

Tối 24/7, tại Nhà hát Hồ Gươm đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt chủ đề “Cho muôn đời sau”. Dự chương trình có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và TP Hà Nội; các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, gia đình nhạc sĩ Hoàng Vân cùng đông đảo khán giả yêu âm nhạc.

Liên quan đến vụ lật tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long do dông lốc bất ngờ khiến nhiều người thiệt mạng vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) khẳng định đây là trường hợp hy hữu, đồng thời kêu gọi các cơ quan truyền thông, cộng đồng chia sẻ để ngành Du lịch tiếp tục vực dậy sau đại dịch COVID-19.

Chiều 24/7, tại xóm Bản Đồn, xã Tân Kỳ, tỉnh Thái Nguyên, Bộ Công an phối hợp Tỉnh uỷ, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ khởi công "điểm" thực hiện Đề án của UBND tỉnh về "Xây dựng 1.000 căn nhà cho nhân dân thực hiện mục tiêu xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập tỉnh từ nguồn kinh phí đề nghị Bộ Công an hỗ trợ".

Chiều 24/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND tỉnh Hưng Yên tiếp tục xét hỏi các bị cáo từng là cán bộ, phóng viên, cộng tác viên của Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam do bị cáo Đồng Xuân Thụ là cựu Tổng Biên tập. Được biết, trước khi gây ra vụ án này, tháng 10/1997, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo đối với Đồng Xuân Thụ về hành vi giả mạo giấy chứng nhận, tài liệu của cơ quan Nhà nước, của tổ chức xã hội.

Hai bên thống nhất tăng cường hợp tác, đẩy mạnh trao đổi đoàn cấp cao và chuyên viên nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực thực thi pháp luật như bảo đảm an ninh mạng, phòng, chống tội phạm công nghệ cao, ma túy, mua bán người, xuất nhập cảnh trái phép, rửa tiền và các loại tội phạm khác.

Bão số 4 đã mạnh lên cấp 10 và đến thời điểm hiện tại, hướng di chuyển của bão hầu như không có khả năng ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Tuy nhiên, ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương đang có 3 cơn bão cùng hoạt động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.