Hải quân Nga phá hủy 8 tàu chiến Ukraine

14:05 26/02/2022

Hải quân Nga đã phá hủy 8 tàu chiến của Ukraine trong ngày thứ 3 của chiến dịch quân sự đặc biệt ở quốc gia láng giềng.

Interfax ngày 26/2 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov, thông báo, Hải quân Nga đã phá hủy 8 tàu quân sự thuộc biên chế Hải quân Ukraine, nâng tổng số mục tiêu quân sự của Ukraine bị vô hiệu hóa lên 821 đơn vị.

Một tàu quân sự của Ukraine. Ảnh: BI

Theo ông Konashenkov, Ukraine mất 7 máy bay chiến đấu, 7 trực thăng, 9 máy bay không người lái sau hơn hai ngày giao tranh. Các mục tiêu cơ sở hạ tầng bị phá hủy bao gồm 14 sân bay quân sự, 19 sở chỉ huy và trung tâm liên lạc, 24 hệ thống phòng không, 48 trạm radar.

Phía Nga cũng khẳng định, với sự hỗ trợ của Moscow, các lực lượng của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (DPR) tự xưng đã mở rộng khu vực kiểm soát, thọc sâu vào khu vực do quân đội Ukraine nắm giữ từ 6 đến 30km.  

Ukraine tự tin ở "cửa trên" trong đàm phán với Nga

Trái ngược với tình thế được truyền thông ghi nhận trên thực địa, CNN trưa 26/2 (giờ Hà Nội) dẫn lời ông Mykhailo Podoliak, cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định tình hình ở thủ đô Kiev vẫn "trong tầm kiểm soát".

Ông Mykhailo Podoliak. Ảnh: Twitter

Theo lời ông Podoliak, Kiev đang ở vị thế được phép đặt ra điều kiện cho các cuộc đàm phán. "Tôi không nghĩ sau những gì đang diễn ra, Ukraine lại có bất cứ điều gì bất lợi", ông nói. "Nếu tiến trình đàm phán bắt đầu- chắc chắn là nó sẽ bắt đầu thôi – Ukraine sẽ là bên đặt điều kiện".

Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt nhắm mục tiêu "phi quân sự hóa" và "phi phát xít hóa" Ukraine từ ngày 24/2. Đến ngày 25/2, lực lượng Nga đã xuất hiện gần Kiev. Sáng 26/2, truyền thông quốc tế ghi nhận nhiều vụ đụng độ ở trung tâm thủ đô Ukraine.

Tổng thống Ukraine Zelensky và các cố vấn của ông ngày 25/2 đã nhiều lần đề nghị đàm phán trực tiếp với Nga, bao gồm cả việc đối thoại về tình trạng trung lập của Kiev.

Nga tỏ ý sẵn sàng cử phái đoàn sang thủ đô Minsk của Belarus để gặp gỡ, song theo quan chức Điện Kremlin, Ukraine lại muốn dời địa điểm sang thủ đô Warsaw.

Đến sáng 26/2, Sergii Nykyforov, phát ngôn viên riêng của Tổng thống Ukraine, khẳng định Kiev muốn đàm phán cùng Nga càng sớm càng tốt. "Chúng tôi đồng ý với đề xuất của Tổng thống Liên bang Nga", ông Nykyforov nói. "Các cuộc đàm phán bắt đầu càng sớm, thì cơ hội trở lại trạng thái bình thường càng cao".

Thiện Nhân

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文