Hàn Quốc chi 75 triệu USD "đền" người dân nuôi chó thịt

17:15 27/09/2024

Những người nuôi chó lấy thịt ở Hàn Quốc sẽ được bồi thường đến 450 USD/con nếu họ đồng ý đóng cửa cơ sở kinh doanh trước khi luật cấm ăn thịt chó có hiệu lực năm 2027.

Reuters ngày 27/9 dẫn lời Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc Park Beom-su thông báo chính phủ nước này có kế hoạch chi khoảng 100 tỷ won (75 triệu USD) để khuyến khích các nhà hàng bán thịt chó và các trang trại nuôi chó lấy thịt dừng hoạt động trước khi luật cấm ăn thịt chó có hiệu lực năm 2027.

Luật cấm ăn thịt chó sẽ có hiệu lực ở Hàn Quốc từ năm 2027. Ảnh: Reuters

Theo quan chức Hàn Quốc, những người nông dân có thể nhận được tới 600.000 won (450 USD) "đền bù" cho mỗi con chó nuôi lấy thịt mà họ giao nộp. Nhà chức trách Hàn Quốc sẽ có trách nhiệm nhận nuôi hoặc tìm chủ nhân mới cho những con chó đó.

Tuy nhiên, kế hoạch này đang vấp phải sự phản đối từ cả người nông dân nuôi chó lấy thịt. Có khả năng những người nông dân sẽ không chấp nhận mức tiền này, vì trước đó yêu cầu mức bồi thường 2 triệu won (hơn 1.500 USD) cho mỗi con chó.

Từ phía các tổ chức hoạt động vì quyền động vật, họ cho rằng phương thức bồi thường dựa theo số lượng có thể khiến các nông dân quyết định tăng số lượng đàn chó thịt trong ngắn hạn để kiếm thêm tiền bồi thường. Một số khác lo ngại những con chó không được nhận nuôi có thể bị an tử hoặc giết lấy thịt trong 3 năm tới.

Ngày 9/1/2024 vừa qua, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua luật hình sự hóa hành vi nuôi hoặc giết mổ chó để tiêu thụ và hành vi mua bán, phân phối thịt chó. Luật mới này đã gây tranh cãi tại Hàn Quốc và dự kiến có hiệu lực từ năm 2027.

Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc thống kê hiện có khoảng 466.000 con chó đang được nuôi để lấy thịt trên khắp Hàn Quốc. Thịt chó được nhiều người Hàn Quốc coi là nguồn năng lượng để bồi bổ sức khoẻ trong những ngày hè nóng bức.

Thái An

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文