Indonesia tăng cường an ninh trước thềm Hội nghị cấp cao ASEAN

18:40 03/09/2023

Ngày 3/9, tại Jakarta, Indonesia, các quan chức cao cấp (SOM) ASEAN đã rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị cấp cao liên quan. Hơn 19.000 binh sỹ và cảnh sát đã được huy động bảo vệ các hội nghị này.

Các quan chức cao cấp (SOM) ASEAN rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị cấp cao liên quan. Ảnh: BNG

Các Hội nghị cấp cao sẽ diễn ra từ ngày 5-7/9, gồm khoảng 20 hoạt động. Lãnh đạo các nước ASEAN và đối tác sẽ tham gia các sự kiện như Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43, các Hội nghị cấp cao ASEAN+1 với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Nga, Canada và Liên hợp quốc, Hội nghị cấp cao ASEAN+3 và Hội nghị cấp cao Đông Á.

Dựa trên kinh nghiệm đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 được tổ chức tại Labuan Bajo, Indonesia hồi tháng 5 vừa qua, Quân đội Quốc gia Indonesia (TNI) tiếp tục được giao nhiệm vụ đảm bảo an ninh và an toàn cho các sự kiện trong khuôn khổ hội nghị.

Cụ thể, TNI có trách nhiệm duy trì bảo đảm an ninh cho tất cả những người tham gia hội nghị thượng đỉnh, bao gồm cả lãnh đạo và đại biểu, kể từ khi họ hạ cánh tại sân bay quốc tế Soekarno-Hatta ở Cengkareng, Banten, cho đến khi họ đến nơi ở và địa điểm họp.

 Indonesia huy động hơn 19.000 binh sỹ và cảnh sát tham gia bảo vệ các hội nghị.

Để phục vụ hội nghị, TNI hôm 1/9 đã thành lập lực lượng an ninh đặc nhiệm bảo vệ sự kiện lớn này gồm 13.158 binh sỹ. Trong khi đó, POLRI cùng với các lực lượng cảnh sát Thủ đô Jakarta, khu vực Banten và Tây Java cũng mở chiến dịch an ninh với sự tham gia của 6.182 cảnh sát.

Có tới 11 lực lượng đặc nhiệm sẽ được triển khai để đảm bảo sự thành công của hội nghị và đều được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại. Hoạt động đảm bảo an ninh sẽ được duy trì cho đến hết ngày 11/9. 

Cũng trong ngày 3/9, trưởng SOM các nước ASEAN đã xem xét và cơ bản hoàn tất các dự thảo văn kiện của các hội nghị cấp cao. Dự kiến trong dịp này, các lãnh đạo sẽ thông qua và ghi nhận gần 100 văn kiện về nhiều lĩnh vực hợp tác nội khối cũng như với các đối tác và về một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEAN.

Linh Chi

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文