Kịch bản nào có thể xảy ra ở Afghanistan?

08:46 14/08/2021

Với việc giành quyền kiểm soát Kandahar - thành phố lớn thứ hai của Afghanistan và thủ phủ tỉnh Helmand là thành phố Lashkar Gah, tính tới nay, phong trào Taliban đã chiếm được khoảng 14 trong tổng số 34 thủ phủ của các tỉnh trên toàn Afghanistan. Trong bối cảnh đó, giới phân tích đang đề cập tới những kịch bản có thể xảy ra tại quốc gia này.

Afghanistan đang đứng ở bước ngoặt nguy hiểm khi Taliban liên tục giành chiến thắng. Giới chuyên gia phân tích đề cập 3 kịch bản có thể tại quốc gia này. Trước hết, đó là chiến lược phòng thủ của chính phủ thành công.

Theo đó, Chính phủ Afghanistan thực hiện những gì Mỹ đang thúc giục, tập trung lực lượng chính phủ để bảo vệ các thành trì vững chắc như Kabul, Kandahar, Jalalabad và một vài thành phố trọng yếu khác. Nếu Kabul áp dụng chiến lược này và giảm các cuộc đấu đá chính trị nội bộ sẽ là cơ hội hợp lý để nắm giữ địa hình đô thị trọng yếu trong một thời gian. Taliban càng bị giữ khỏi các thành phố quan trọng của Afghanistan thì vị thế của lực lượng này trên bàn đàm phán càng yếu.

Cũng có nhiều nhận định cho rằng, Taliban hiện đang “dần hụt hơi” do lực lượng này thiếu nguồn lực để tiếp quản các khu vực lớn đã kiểm soát. Kịch bản thứ hai là, Chính phủ Afghanistan đồng ý một thỏa thuận hòa bình với Taliban. Điều này có thể đảo ngược nhiều quá trình tự do hóa và hiện đại hóa đã diễn ra ở Afghanistan nhiều năm qua, với sự quay trở lại của một số yếu tố luật Sharia. Tuy nhiên, một thỏa thuận hòa bình đạt được vào thời điểm này sẽ giúp tránh nguy cơ của một cuộc nội chiến toàn diện.

Và kịch bản cuối cùng không ai mong muốn đó là, nội chiến toàn diện khi không có thỏa thuận nào giữa Taliban và chính phủ Afghanistan. Taliban tiếp tục giành được lợi thế quân sự và thành công quân sự ngày càng tăng sẽ khiến cho Taliban ít có khả năng thỏa hiệp hơn. Chính phủ Afghanistan sẽ đối mặt với nguy cơ sụp đổ dưới áp lực ngày càng tăng về chính trị, quân sự và sắc tộc.

 Lực lượng an ninh Afghanistan gác tại hiện trường một vụ tấn công của Taliban tại Kunduz.

Bất ổn tại Afghanistan đặc biệt ảnh hưởng tới các nước láng giềng Trung Á gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan và Turkmenistan, cùng với Nga. Giới chuyên gia có chung nhận định rằng, Chính phủ Kabul hiện được quốc tế công nhận có thể bị lật đổ, tổ chức Taliban có thể sớm trở lại nắm quyền ở nước này, tạo ra dòng người tị nạn lớn qua biên giới, trong khi các nhóm cực đoan xuyên biên giới như tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, hiện không còn bị kiềm chế, có thể sử dụng Afghanistan làm căn cứ để phá hoại sự ổn định ở Trung Á.

Có thể nói, đối với các nước Trung Á và Nga, Afghanistan đang trở thành lò lửa gây bất ổn trong khu vực. Các nước Trung Á và Nga đều lo ngại dòng người tị nạn và hoạt động lật đổ xuyên biên giới của các tổ chức như IS. Ngoài ra, nhiều năm qua, Afghanistan vẫn bị coi như “nguồn cung cấp” ma túy hàng đầu vận chuyển qua Trung Á đến Nga. Đặc biệt, mối lo ngại lớn nhất là nguy cơ chủ nghĩa khủng bố lan sang các quốc gia Trung Á, khu vực được coi là nằm trong tầm ảnh hưởng của Moscow và tiếp cận biên giới Nga.

Hiện tại, các nước Trung Á và Nga có nguồn lực đáng kể trong khu vực để vô hiệu hóa các nguy cơ quân sự và các mối đe dọa khủng bố có thể bắt nguồn từ Afghanistan. Đó là các lực lượng vũ trang của Uzbekistan và Tajikistan, hai nước láng giềng của Afghanistan; các căn cứ quân sự của Nga ở Tajikistan và Kyrgyzstan; Quân khu Trung tâm của Nga ở Yekaterinburg chịu trách nhiệm khu vực biên giới miền Nam; lực lượng vũ trang và cơ sở hạ tầng của Kazakhstan. Sự phối hợp giữa các lực lượng này được đảm bảo thông qua các cơ chế của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO), với Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan là các nước thành viên và ở cấp độ song phương là với Uzbekistan. Một mức độ phối hợp cũng cần được thiết lập với Turkmenistan, quốc gia có đường biên giới dài với Afghanistan.

Phát biểu hôm 12/8, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moscow sẽ sử dụng các căn cứ quân sự của nước này ở Tajikistan và Kyrgyzstan để đối phó với hành vi gây hấn trực tiếp từ phía Afghanistan.

Tuy nhiên, chuyên gia Dimitry Trenin, Giám đốc Trung tâm Carnegie tại Moscow cho rằng, Nga và các nước Trung Á không có đủ nguồn lực, lý do hoặc quyết tâm để can thiệp vũ trang vào Afghanistan. Thực tế, Nga không có lợi ích trực tiếp ở Afghanistan mà chủ yếu là lợi ích về an ninh. Trong khi đó, các nước Trung Á như Uzbekistan và Tajikistan có mối quan hệ mật thiết với những người anh em cùng dân tộc đang sinh sống ở Afghanistan, nên không thể đóng vai trò quân sự trong cuộc xung đột nội bộ Afghanistan và cũng tránh xa điều này.

Nói cách khác, can thiệp quân sự vào Afghanistan lúc này được xem là hành động thiếu sáng suốt. Tuy nhiên, cả các nước Trung Á và Nga vẫn cần chuẩn bị để ngăn lò lửa chiến tranh từ Afghanistan tràn sang, ngăn không cho những kẻ khủng bố, cực đoan hoành hành trong lãnh thổ của minh.

Thế giới vẫn đang theo dõi sát tình hình tại Afghanistan và dù có diễn biến theo kịch bản nào thì quốc gia Tây Nam Á này sẽ đối mặt với không ít thách thức cũng như những căng thẳng phía trước. Và bất kể lợi ích ra sao, mục tiêu chiến lược trước hết của Nga và các nước Trung Á vẫn là kiềm chế những mối đe dọa khủng bố trong khu vực vốn có thể bắt nguồn từ "lò lửa" Afghanistan, thúc đẩy sự ổn định lâu dài cho nước này bởi đây là yếu tố quan trọng bảo đảm an ninh và ổn định trong khu vực.

Khổng Hà (tổng hợp)

“Tôi đã được gặp rất nhiều người từng tiếp xúc và gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện xúc động và những kỷ niệm đã nằm lòng về Người. Qua câu chuyện của họ, tôi thật sự ngưỡng mộ Bác Hồ. Ông không chỉ là nhà lãnh đạo của riêng Việt Nam, ông còn là nhà lãnh đạo của những người bị nô lệ trên toàn thế giới”, nhà văn người Mỹ Lady Borton nói.

Xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới có 475 tàu cá; trong đó, có 200 tàu trên 15m theo quy định đã lắp thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên, thời gian qua các ngư dân có các đội tàu xa bờ đều liên tục phản ánh tình trạng mất kết nối từ thiết bị giám sát hành trình do lỗi hệ thống từ nhà mạng viễn thông.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chiêu trò lừa đảo giả danh, mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dùng thời gian qua. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thủ đoạn này đang có dấu hiệu bùng phát. Điều đáng nói là các đối tượng giả danh, mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi nên vẫn có không ít người dân bị sập bẫy.

Trong khi khu tái định canh của Dự án Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng đã đầu tư xong cơ sở hạ tầng nhưng bị hàng trăm hộ dân kéo tới lấn chiếm, trồng hoa màu, xây dựng nhiều công trình kiên cố thì công tác bồi thường, thu hồi đất và giải phóng mặt bằng để khai thác quặng bauxite tại huyện Bảo Lâm đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, một phần vì thiếu đất bố trí tái định canh, định cư cho các hộ trong diện bị thu hồi đất. 

Do thiếu nguồn cung đất san lấp nên nhiều công trình, dự án tại Quảng Nam đang gặp khó khăn, thậm chí là trễ tiến độ. Trước thực tế đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm nhanh chóng tháo gỡ bài toán nguồn cung đất san lấp phục vụ công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chỉ trong vòng hơn nửa tháng qua, cả nước xảy ra liên tiếp 5 vụ ngộ độc tập thể với hơn 1.000 người phải nhập viện. Các vụ ngộ độc này chủ yếu xảy ra sau khi sử dụng thức ăn đường phố và bếp ăn tập thể. Theo Bộ Y tế, trong quý 1/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 673 người mắc và 6 người tử vong,

Nền nhiệt tại miền Bắc có xu hướng tăng trở lại trong ngày hôm nay, trời nắng về trưa chiều, chiều tối có khả năng mưa dông. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, nhiệt độ ở hầu khắp các khu vực đều ở mức từ 35 - 36 độ C.

Sau 3 lần tiếp cận Mano Polking, CLB Bóng đá Công an Hà Nội (CAHN) cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận bổ nhiệm HLV này. Chiến lược gia 48 tuổi người Brazil có những phẩm chất đặc biệt để trở thành mảnh ghép hoàn hảo cho đội bóng ngành Công an.

Ngày 16/5, tin từ Phú Thọ cho biết, ngày 14/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Việt Trì (Phú Thọ) vừa ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và ra quyết định tạm giữ đối với ông Lê Trường Giang, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文