Liên Hợp Quốc đưa ra “báo động đỏ” cho nhân loại về biến đổi khí hậu

21:21 09/08/2021

Các nhà khoa học về khí hậu hàng đầu thế giới hôm 9/8 đã đưa ra cảnh báo mạnh mẽ nhất về tình trạng khẩn cấp liên quan đến biến đổi khí hậu ngày càng sâu sắc.

Theo CNBC, báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biển đổi Khí hậu (IPCC) thuộc Liên Hợp Quốc (LHQ) cảnh báo, mục tiêu giữ nhiệt độ toàn cầu dưới mức tăng từ 1,5 độ C đến 2 độ C so với mức tiền công nghiệp – theo Thỏa thuận Khí hậu Paris - “sẽ nằm ngoài tầm với” trong hai thập kỷ tới nếu không cắt giảm phát thải khí nhà kính “ngay lập tức, nhanh chóng và quy mô lớn”.

Thật vậy, ngưỡng 1,5 độ C là một mục tiêu quan trọng trên toàn cầu bởi vượt quá mức này, cái gọi là điểm giới hạn sẽ có nguy cơ xảy ra hơn, từ đó dẫn đến sự không thể đảo ngược trong hệ thống khí hậu, thúc đẩy tình trạng nóng lên toàn cầu.

 Khói từ đám cháy rừng bao trùm Yakutsk, thủ phủ của Cộng hòa Sakha ở vùng Siberia thuộc Nga hôm 27/7. (Ảnh: Getty)

Nếu Trái Đất nóng lên thêm 2 độ C, báo cáo này cho hay nhiệt độ cực đoan sẽ khiến nông nghiệp và tình trạng sức khỏe con người sẽ tiến tới ngưỡng chịu đựng.

Tổng thư ký LHQ António Guterres mô tả báo cáo này là “một báo động đỏ đối với nhân loại”. “Những hồi chuông báo động này đang bị làm thinh, và bằng chứng cho việc này là không thể chối cãi: khí thải nhà kính từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch cũng như cháy rừng đang bóp nghẹt hành tinh của chúng ta và đang khiến hàng tỷ người gặp nguy hiểm”, ông Guterres nhấn mạnh.

Được 195 quốc gia thành viên thông qua hôm 6/8, những cảnh báo mới đây nhất của IPCC đã đề cập đến cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu và phác thảo cách con người đang thay đổi hành tinh. Đây là bản báo cáo đầu tiên trong số 4 báo cáo được công bố định kỳ dưới sự đánh giá hiện tại của IPCC, với các báo cáo tiếp theo dự kiến ​​được sẽ được đưa ra vào năm tới.

Các đám cháy rừng nghiêm trọng vẫn đang tiếp tục tàn phá Evia, hòn đảo lớn thứ hai ở Hy Lạp suốt nhiều ngày qua. (Ảnh: Reuters)

Phần đầu tiên của Báo cáo đánh giá thứ 6 của IPCC cung cấp cho các nhà lãnh đạo thế giới những tóm lược liên quan đến tiêu chuẩn vàng về khoa học khí hậu hiện đại trước khi diễn ra Hội nghị về biến đổi khí hậu LHQ (COP26) vào đầu tháng 11.

Bình luận về việc công bố bản báo cáo này, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry cho biết, nó đã nhấn mạnh “tính cấp thiết quá lớn hiện nay”. Về phần mình, Thủ tướng Anh Boris Johnson hy vọng rằng, đây có thể là một “lời cảnh tỉnh” cho các nhà lãnh đạo toàn cầu trước thềm COP26.

Theo nhà khoa học về khí hậu, “rõ ràng” là con người đã gây ra ảnh hưởng đến sự nóng lên toàn cầu với những thay đổi nhãn tiền đang tác động đến mọi khu vực trên hành tinh, có những thay đổi là “vô tiền khoáng hậu”, trong khi một số thay đổi khác - chẳng hạn như mực nước biển tiếp tục dâng - được dự đoán là “không thể đảo ngược trong hàng trăm đến hàng nghìn năm”.

Báo cáo chỉ ra rằng sự phát thải khí nhà kính từ các hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên khoảng 1,1 độ C kể từ năm 1850-1900, và theo đánh giá, tính trung bình trong 20 năm tới, nhiệt độ toàn cầu dự kiến ​​sẽ đạt hoặc vượt quá ngưỡng 1,5 độ C.

IPCC cho biết việc cắt giảm “mạnh mẽ và bền vững” lượng khí thải carbon và các khí nhà kính khác sẽ hạn chế được sự biến đổi khí hậu. Các lợi ích như chất lượng không khí sẽ được cải thiện nhanh chóng, trong khi có thể mất 20 đến 30 năm để nhiệt độ toàn cầu ổn định.

Báo cáo của IPCC chỉ rõ, không chỉ về nhiệt độ, biến đổi khí hậu đang mang lại những thay đổi khác nhau ở các khu vực khác nhau. Những thay đổi này bao gồm mưa lớn và lũ lụt thường xuyên hơn, hạn hán khắc nghiệt hơn ở nhiều vùng, các khu vực ven biển chứng kiến ​​mực nước biển tiếp tục dâng cao trong suốt thế kỷ 21, thúc đẩy quá trình tan bang hay hiện tượng axit hóa đại dương… Theo sau đó là một loạt các hiện tượng thời tiết cực đoan trên toàn thế giới. Giả dụ, chỉ trong vài tuần gần đây, lũ lụt đã tàn phá châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ, trong khi khói độc bao trùm Siberia và các vụ cháy rừng bùng phát ngoài tầm kiểm soát ở Mỹ , Canada, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ.

 Một khu vực bị mưa lũ tàn phá ở thị trấn Bad Muenstereifel, bang North Rhine-Westphalia của Đức hôm 19/7. (Ảnh: Reuters)

Các nhà hoạch định chính sách đang chịu sức ép rất lớn trong việc thực hiện những cam kết được đưa ra như một phần trong Thỏa thuận Paris trước COP26. Tuy nhiên, ngay cả khi các nhà lãnh đạo toàn cầu công khai thừa nhận xã hội đang cần phải chuyển sang giai đoạn ít sử dụng khí carbon hơn, thì thực tế cho thấy sự phụ thuộc của thế giới vào nhiên liệu hóa thạch dự kiến ​​sẽ còn trở nên ngày càng tăng.

Trước đó, được xuất bản năm 2014, Báo cáo Đánh giá thứ 5 của IPCC đã cung cấp những dữ liệu khoa học quan trọng cho Thỏa thuận Paris.

Gần 200 quốc gia đã thông qua Hiệp định khí hậu Paris tại COP21 năm 2015, nhất trí giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 2 độ C, rồi tiếp đó cùng thúc đẩy nỗ lực để xuống còn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đây vẫn là một trọng tâm chính trước COP26, mặc dù một số nhà khoa học khí hậu hiện nay tin rằng việc đạt được mục tiêu thứ hai là “gần như không thể”.

Cao Trung

Sau hai ngày TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm, chiều 8/1, đại diện Viện KSND tỉnh Thái Bình thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã luận tội và đề nghị hình phạt đối với các bị cáo.

Thứ trưởng Phạm Thế Tùng yêu cầu, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ cần tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết về Chiến lược phát triển lực lượng kỹ thuật nghiệp vụ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045, bảo đảm mục tiêu đưa lực lượng Kỹ thuật nghiệp vụ tiến thẳng lên hiện đại vào năm 2025…

Từ ngày 9/1, khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ trời tiếp tục rét; vùng núi và trung du Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 10-13 độ C, vùng núi Bắc Bộ 6-9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C...

Chiều 8/1, tại Công an tỉnh Sóc Trăng, Cục Tổ chức cán bộ (Bộ Công an) tổ chức lễ thông báo và công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Tham dự có đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng.

Đây là một trong những nội dung được quy định tại Thông tư về Quy chế tuyển sinh THCS và THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa mới ban hành, sẽ có hiệu lực từ ngày 14/2. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, từ năm học 2025-2026, các trường THCS phải xét tuyển học sinh vào lớp 6, không được tổ chức thi, kể cả trường chất lượng cao.

Từ khi được cấp phép hoạt động đến nay, mỏ khai thác đá của Công ty TNHH Anh Việt Hương (xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa), đã nhiều lần bị cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hoá xử phạt. Tuy nhiên, mới đây, chủ đầu tư mỏ đá này lại tiếp tục có văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hoá xin gia hạn thời gian khai thác đá.

Ghi nhận thành tích của nữ sinh trung học cùng một người dân tình cờ nhặt được hai khẩu súng cùng hàng chục viên đạn đã chủ động trình báo, giao nộp cho cơ quan Công an, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Thuận đã tặng giấy khen đột xuất cho hai trường hợp này để biểu dương và nhân rộng điển hình.

Ngày 8/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy Phước (Bình Định) cho biết, đã thực hiện lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ 3 ngày đối với Trần Quốc Việt (SN 1980, trú huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) để điều tra làm rõ hành vi “Cướp tài sản”.

Ngày 8/1, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an cho biết, từ 23 - 27/12/2024, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị hàng không bắt 3 đối tượng người nước ngoài trộm cắp tài sản của hành khách trên tàu bay của hãng hàng không Việt Nam, trị giá tài sản lên đến 113 triệu đồng; trục xuất 1 đối tượng nghi vấn.

Từ ngày 1/1 vừa qua, Luật trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ có hiệu lực thực thi trong cuộc sống, cùng ngày, Nghị định 168 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng có hiệu lực với mức phạt tăng khá cao so với mức phạt cũ được quy định tại Nghị định 100 và Nghị định 123.

Sáng 8/1, TAND tỉnh Thái Bình tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm. Bị cáo Nguyễn Văn Vương (cựu chuyên viên Vụ Pháp luật - Văn phòng Chủ tịch nước, đã bị buộc thôi việc từ ngày 19/9/2024) bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文