Mùa Đông tới, châu Âu chuẩn bị đón sóng di cư mới từ Ukraine

18:15 09/11/2022

Các nước châu Âu gấp rút chuẩn bị đón làn sóng di cư mới từ Ukraine, trong bối cảnh các cuộc giao tranh khiến hạ tầng năng lượng của Ukraine bị phá hủy, hàng triệu người mất điện, thiếu sưởi.

Reuters hôm nay (9/11) cho biết, một loạt quốc gia châu Âu đang gấp rút chuẩn bị mở cửa trở lại các trung tâm tiếp nhận người di cư và đang dự trữ cung thực phẩm, vật dụng cần thiết để sẵn sàng ứng phó với khả năng xuất hiện một làn sóng di cư mới từ Ukraine trong mùa Đông tới.

Từ 30-40% hạ tầng năng lượng Ukraine đã bị phá hủy trong giao tranh với Nga. Ảnh: alJazeera

Tại thành phố Kosice ở miền Đông Slovakia, ông Roman Dohovic, điều phối viên nhân đạo địa phương, xác nhận họ đang gấp rút chuẩn bị chỗ ở cho những người Ukraine, trong bối cảnh số lượng cư dân từ quốc gia láng giềng đổ về đây có dấu hiệu gia tăng từng ngày.

Kosice cách biên giới Ukraine khoảng 100km. Thành phố đã bố trí chỗ ở thường xuyên cho 60 người Ukraine, nhưng đang cố gắng ứng phó kịch bản con số đó tăng lên 1.000 người trong thời gian ngắn.

Tại Hungary, Zsofia Dobis-Lucski, đại diện một cơ quan cứu trợ phi chính phủ, nói rằng, số lượng hành khách tới nhà ga Zahony gần biên giới Ukraine đã tăng lên khoảng từ 300-500 người, thấp hơn thời điểm chiến sự Ukraine mới nổ ra, nhưng cao hơn nhiều con số được ghi nhận khoảng nửa năm qua.

Hàng trăm người Ukraine chờ sơ tán khỏi thủ đô Kiev hồi tháng 3/2022. Ảnh: AP

Theo Reuters, Slovakia, quốc gia chia sẻ biên giới chung dài gần 100km với Ukraine, cũng ước tính khoảng 700.000 người Ukraine có thể di chuyển tới nước này trong vòng 3 tháng tới khi thời tiết ngày một lạnh giá, còn các cuộc giao tranh ở chiến tuyến Đông Nam vẫn diễn ra ác liệt.

"Chúng tôi phải chuẩn bị cho mùa Đông, từ lâu chúng tôi đã lường trước rằng nó có thể khó khăn và chúng tôi phải sẵn sàng cho một số làn sóng tị nạn mới. Chúng tôi đang tích trữ các sản phẩm", ông Witold Wolczyk, đại diện chính quyền thị trấn Przemysl, miền Đông Ba Lan, nêu rõ.

Châu Âu đã đón gần 7 triệu người Ukraine sơ tán ở giai đoạn đầu chiến sự; đồng thời ban bố các chính sách cởi mở chưa từng thấy khi cho phép người Ukraine được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở, quyền tự do đi lại hay thậm chí việc làm.

Người di cư Ukraine bên trong một nhà ga ở thành phố Przemysl của Ba Lan hồi tháng 3/2022. Ảnh: GettyImages

Khoảng nửa năm qua, làn sóng di cư từ Ukraine sang châu Âu không còn gia tăng đột biến. Theo Bộ trưởng Nội vụ Cộng hòa Czech, khoảng 1/5 số người Ukraine di tản sang châu Âu thậm chí đã đăng kí trở lại Ukraine.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hạ tầng năng lượng của Ukraine hứng những thiệt hại không thể bù đắp do các đợt tập kích của Nga, hơn 4 triệu cư dân nước này đang đối mặt với tình trạng mất điện, thiếu sưởi và nước sinh hoạt. Nhiều người Ukraine có thể sẽ lựa chọn sơ tán ra nước ngoài để đảm bảo an toàn.

Theo lời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, phần lớn cư dân bị mất điện sinh sống ở vùng thủ đô Kiev. Chính quyền địa phương đang chuẩn bị 1.000 điểm sưởi công cộng, nhưng chừng đó không thể đáp ứng nhu cầu của quá nhiều người.

Ukrenergo, nhà điều hành mạng lưới truyền tải điện Ukraine, cho biết các khu vực thủ đô đã lên kế hoạch cắt điện luân phiên theo giờ. Ngoài ra, một loạt các tỉnh khác cũng lên kế hoạch tương tự là Chernihiv, Cherkasy, Zhytomyr, Sumy, Kharkov và Poltava.

Thái Hà

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình, Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng đã “phù phép” biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ đồng thành dự án 147 tỷ đồng để đủ điều kiện dự thầu và sau đó trúng thầu dự án có tổng trị giá hơn 190 tỷ đồng ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文