Mỹ làm sống dậy chương trình từ Thế chiến II nhằm giúp Ukraine

10:33 29/04/2022

Quốc hội Mỹ ngày 28/4 (giờ địa phương) thông qua một đạo luật giúp xoá bỏ các hạn chế về chuyển giao vũ khí cho Kiev, cho phép Mỹ thực hiện một chương trình như trong Thế chiến II giúp đánh bại quân phát xít Đức.

Mỹ làm sống dậy chương trình từ Thế chiến II nhằm giúp Ukraine  -0
Ảnh minh họa Reuters. 

Hạ viện Mỹ ngày 28/4 thông qua “Đạo luật cho mượn – cho thuê quốc phòng dân chủ Ukraine năm 2022” (Ukraine Democracy Defense Lend-Lease Act), 3 tuần sau khi được Thượng viện thông qua. Tiếp đó, đạo luật này sẽ được chuyển đến Nhà Trắng để Tổng thống Joe Biden ký thành luật.

Đạo luật này làm sống lại chương trình mà Washington từng sử dụng để gửi thiết bị quân sự cho các đồng minh trong Thế chiến II trong khi vẫn chính thức giữ thái độ trung lập.

Đạo luật cho phép Nhà Trắng “cho mượn hoặc cho thuê các vật phẩm quốc phòng” đối với Ukraine hoặc bất kỳ “quốc gia Đông Âu nào bị ảnh hưởng bởi chiến dịch quân sự của Nga để giúp tăng cường khả năng phòng thủ của các quốc gia đó và bảo vệ dân thường của họ khỏi các cuộc xung đột tiềm tàng hoặc đang diễn ra”.

Hạ viện Mỹ đã thông qua đạo luật cùng ngày khi Tổng thống Joe Biden kêu gọi Quốc hội phê chuẩn gói viện trợ 33 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm hơn 20 tỷ USD cho vũ khí, đạn dược và các hỗ trợ quân sự khác.

“Chương trình cho mượn – cho thuê quốc phòng” (Lend-Lease Act) được Tổng thống Roosevelt đưa ra và được Quốc hội Mỹ thông qua vào ngày 11/3/1941. Ban đầu, phần lớn vũ khí và thiết bị được chuyển đến Anh, Liên Xô và một số nước khác. Về lý thuyết, khoản viện trợ này sẽ được các nước nhận hoàn trả, nhưng thay vào đó, Mỹ chấp nhận đổi lại bằng hợp đồng thuê các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Tính đến khi Thế chiến II kết thúc, hơn 50 tỷ USD tiền mặt, vũ khí, máy bay, và tàu chiến đã được viện trợ cho 44 quốc gia. Sang thời hậu chiến, chương trình này trở thành “Kế hoạch Marshall”, nhằm giúp các nước dân chủ “thân thiện” với Mỹ phục hồi, ngay cả khi họ đã từng là kẻ thù trong chiến tranh.

Duy Tiến (Theo Reuters)

Sau nhiều ngày xét xử và nghị án kéo dài, sáng 11/7, Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND TP Hà Nội ra phán quyết đối với cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan và Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu cùng 39 bị cáo khác.

Vụ việc xảy ra ở một lớp mầm non trên địa bàn phường Bồ Đề (Hà Nội) khi mẹ bé gái phát hiện trên người con có nhiều vết bầm tím sau khi đi học về, đã gọi điện đến Tổng đài 111 - Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông, Cục Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế để trợ giúp bảo vệ quyền lợi của trẻ em. 

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh công bố đường dây nóng tố cáo hành vi “vẽ bệnh moi tiền”, thái độ của nhân viên y tế… Người dân có thể phản ánh chất lượng khám chữa bệnh, thái độ phục vụ của nhân viên y tế, hành vi sai phạm hoặc tra cứu các thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế qua các đường dây nóng của Sở.

Tối 10/7, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) triển khai tổ công tác làm nhiệm vụ đảm bảo TTATGT trên tuyến Đại lộ Thăng Long (Hà Nội), trong đó tập trung kiểm soát camera giám sát hành trình, test nồng độ cồn và chất ma túy đối với các tài xế điều khiển ô tô kinh doanh vận tải như: xe khách giường nằm, ô tô tải, xe đầu kéo...

6 nhân viên mật vụ Mỹ đã bị xử lý kỷ luật sau những sai sót trong vụ ám sát hụt ông Donald Trump vào tháng 7 năm ngoái tại Pennsylvania. Cơ quan Mật vụ Mỹ cho biết, các hình thức kỷ luật bao gồm đình chỉ công tác từ 10 đến 42 ngày và điều chuyển sang các vị trí không còn liên quan đến hoạt động bảo vệ.

Thông tin về tình hình quy hoạch dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam vào ngày 9/7 vừa qua, UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, phạm vi triển khai của dự án trên địa bàn thành phố khoảng 110ha, gồm phần tuyến dài gần 13,5km với diện tích 32,2ha; Ga Thủ Thiêm khoảng 17,3ha; Depot Long Trường khoảng 60,5ha…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.