Nga đình chỉ thỏa thuận ngũ cốc sau vụ UAV tấn công hạm đội biển Đen

07:37 30/10/2022

TASS ngày 30/10 đưa tin, Nga đã có những động thái đáp trả dứt khoát sau vụ hạm đội biển Đen bị tập kích bằng UAV ở cảng Sevastopol, vốn đang thực hiện thỏa thuận ngũ cốc giữa Nga và Ukraine do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian.

Các tàu chiến thuộc hạm đội biển Đen ở cảng Sevastopol. Ảnh: AP.

Trong một thông báo trên Telegram ngày 30/10 (giờ Việt Nam), Bộ Quốc phòng Nga cho biết Moscow đã dừng thực hiện các thỏa thuận liên quan đến xuất khẩu nông sản từ các cảng của Ukraine.

Thông báo nêu rõ: "Do các hành động ngày 29/10 của Kiev, với sự hỗ trợ của chuyên gia Anh, đe dọa các tàu thuộc hạm đội biển Đen và tàu dân sự tham gia đảm bảo an ninh hành lang ngũ cốc, Nga ngừng thực thi các thỏa thuận về xuất khẩu nông sản từ Ukraine".

Trước đó, Nga cáo buộc quân đội Ukraine sáng 29/10 tiến hành vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và tàu tự hành nhắm vào chiến hạm tại cảng Sevasptopol trên bán đảo Crimea. Tất cả UAV đều đã bị bắn hạ trên vịnh và gây ra tổn thất nhỏ cho tàu cá Ivan Golubets và hệ thống rào chắn.

Cũng trong ngày 29/10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev thông báo, với sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ, Moscow sẵn sàng cung cấp cho các nước nghèo nhất 500.000 tấn ngũ cốc trong 4 tháng tới. Ông cũng khẳng định rằng Nga "sẵn sàng thay thế toàn bộ ngũ cốc Ukraine" và sắp xếp các đợt vận chuyển tới "tất cả những nước quan tâm" với giá cả hợp lý.

Được biết, tại Cung điện Dolmabahce ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, đại diện của chính phủ Nga và Ukraine ngày 22/7 đã đồng ý về việc thực hiện thỏa thuận cho phép mở lại các cảng của Kiev ở biển Đen, qua đó nối lại việc xuất khẩu nông sản, đặc biệt là ngũ cốc của Ukraine.

Theo ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Ukraine và Nga không trực tiếp ký kết thỏa thuận, thay vào đó là các thỏa thuận song song được ký với các bên trung gian bao gồm Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.

Thỏa thuận này được mong đợi sẽ góp phần chấm dứt khủng hoảng lương thực đang diễn tra trên toàn cầu, khi hàng triệu tấn ngũ cốc của Ukraine - nhà xuất khẩu lúa mì lớn thứ 5 và là một trong những nhà sản xuất sản xuất ngô và lúa mạch hàng đầu thế giới, sẽ có thể được bắt đầu được bán ra nước ngoài.

Bảo Anh

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文