Nga gỡ đề xuất gây tranh cãi về việc tính lại biên giới trên biển Baltic

07:16 23/05/2024

Hôm 22/5, một ngày sau khi đăng tải, Bộ Quốc phòng Nga đã gỡ bản dự thảo danh sách các tọa độ mới để tính toán chiều rộng lãnh hải Nga, đường bờ biển và các đảo trên biển Baltic. Trước đó, dự thảo này đã vấp phải phản ứng từ các nước châu Âu.

Một tàu sân bay thuộc Hạm đội Baltic của Hải quân Nga tập trận tại vùng Kaliningrad. Ảnh: Reuters

Hôm 21/5, Bộ Quốc phòng Nga đăng trên Cổng thông tin Dự thảo Luật Pháp lý Liên bang một danh sách các tọa độ mới để tính toán chiều rộng lãnh hải Nga, đường bờ biển và các đảo trên biển Baltic. Bộ này phân tích rằng cách tính áp dụng từ năm 1985 đã lỗi thời, có tọa độ mâu thuẫn với các khảo sát hàng hải hiện nay.

Dự thảo nêu rõ, việc phê duyệt danh sách tọa độ địa lý mới sẽ thiết lập một hệ thống đường cơ sở thẳng còn thiếu trên phần phía Nam các đảo của Nga ở phía Đông Vịnh Phần Lan, gần Baltiysk và Zelenogradsk, đồng thời cho phép sử dụng vùng biển này thành vùng biển nội địa của Nga.

Ngay lập tức, dự thảo vấp phải phản ứng từ các nước châu Âu như Lithuania, Thụy Điển, Phần Lan. Trước những lo ngại của các nước này, hôm 22/5, Người Phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên, rằng đề xuất của Bộ Quốc phòng Nga không mang tính chính trị. Không lâu sau đó, Nga đã gỡ bản dự thảo trên cổng thông tin và không giải thích thêm. 

Được biết, Bộ Ngoại Lithuania hôm 21/5 đã triệu tập đại diện Nga tại nước này để yêu cầu "giải thích đầy đủ" về dự thảo đề xuất từ Bộ Quốc phòng Nga, cho rằng Moscow cần tính toán lại tọa độ các điểm xác định đường cơ sở trên biển Baltic.

Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cũng cho hay, đại sứ nước này tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã bày tỏ lo ngại với các đồng minh về động thái của Moscow, cho rằng việc trên có thể khiến leo thang căng thẳng trong khu vực. 

Cùng ngày, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson ra tuyên bố nêu rõ, Nga đã ký một công ước của Liên hợp quốc, trong đó có những quy định về phân định biên giới trên biển. "Cả chúng tôi và Phần Lan đều cho rằng Nga, vốn là một bên ký kết công ước đó, phải tuân thủ nghĩa vụ theo công ước", ông Kristersson nói.

Phía Phần Lan thì thêm rằng, động thái của Moscow có thể không mang tính chất khiêu khích nhưng sẽ theo dõi sát tình hình thực tế.

Kim Khánh

Ngày 19/6, thông tin từ UBND TP Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, UBND TP Uông Bí vừa có buổi làm việc với đại diện chùa Ba Vàng, liên quan đến đoạn clip trên mạng xã hội về bài giảng trong một khóa tu mùa hè có nội dung “vong nhập”, gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.

Ngày 19/6, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã yêu cầu tạm ngưng ngay mọi hoạt động phẫu thuật và thủ thuật tại Bệnh viện chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ Korea Star - Sao Hàn (Bệnh viện Sao Hàn), đồng thời cử thêm tổ công tác bao gồm các chuyên gia về an toàn phẫu thuật của ngành Y tế thành phố đến bệnh viện này kiểm tra, đánh giá và nhận định các nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn người bệnh và báo cáo Bộ Y tế.

Ngày 30/1/1950, Việt Nam và Liên Xô chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và mối bang giao đặc biệt này sau đó được Liên bang Nga kế tục phát triển. Sau hơn 74 năm, mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga thường xuyên được lãnh đạo, nhân dân hai nước cùng nhau vun đắp, thêm động lực để phát triển lên tầm cao mới, thiết thực và hiệu quả hơn.

Mới đây, trên trang mạng xã hội xuất hiện hình ảnh đẹp về chiến sĩ CSGT Công an huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh giúp 2 công nhân thu gom đá, sỏi do các xe tải rơi vãi ra đường, giúp các phương tiện giao thông di chuyển thuận tiện, an toàn hơn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文