Nga: Không thể gọi chiến dịch ở Ukraine là chiến tranh!

14:59 24/02/2022

Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc (LHQ) nói rằng chiến dịch quân sự mà Nga thực hiện ở Ukraine "không thể được gọi là chiến tranh" mà đó là một chiến dịch quân sự nhằm chống lại chính quyền ở Kiev.

Ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 24/2 (giờ Hà Nội) tiến hành phiên họp khẩn cấp. Tại đây, đại diện ngoại giao của Nga và Ukraine có màn tranh cãi nảy lửa.

Đại sứ Nga tại LHQ Vasily Nebenzia. Ảnh: TASS

Theo AFP, Đại sứ Ukraine tại LHQ Sergiy Kyslytsya đã đề nghị Hội đồng bảo an "làm mọi thứ có thể để ngăn chặn chiến tranh vì đã quá muộn để bàn về việc giảm leo thang". "Trách nhiệm của cơ quan này nhằm ngăn chặn chiến tranh", ông Kyslytsya nói.

Tuy nhiên, đáp lại phát biểu của quan chức Ukraine, Đại sứ Nga tại LHQ Vasily Nebenzia nhấn mạnh: "Chiến dịch đó không thể được gọi là chiến tranh. Nó là một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Donbass" và nhằm vào chính quyền ở Kiev.

Khi công bố phát động chiến dịch quân sự tại quốc gia láng giềng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ trích các động thái mà ông gọi là "diệt chủng" mà Kiev thực hiện ở miền Đông Ukraine trong suốt 8 năm căng thẳng.

Ông khẳng định Nga sẽ hành động quyết liệt để "phi quân sự hoá Ukraine" đồng thời kêu gọi binh sĩ Ukraine hạ vũ khí. Ông cũng cảnh báo phương Tây không can thiệp vào tình hình Ukraine.

Tuy nhiên, phương Tây không công nhận lý lẽ của Nga. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông sẽ gặp các lãnh đạo nhóm G7 vào ngày 25/2 và các nước sẽ áp những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc để đáp lại "cuộc tấn công vô lý" của Nga.

Tương tự, các lãnh đạo châu Âu cũng muốn Nga chịu trách nhiệm về "hành động quân sự vô cớ và phi lý của mình" ở Ukraine. "Nga đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và phá hoại sự ổn định và an ninh của châu Âu cũng như toàn cầu", đại diện châu Âu nêu quan điểm.

Thiện Nhân

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Quán triệt chủ trương chính quy hóa lực lượng Công an xã, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, lực lượng Công an đã tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp với phương châm “trên dưới đồng lòng” triển khai bài bản, khoa học việc bố trí con người, trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng cấp Công an thứ tư đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Qua đó, đã có rất nhiều sự đổi thay tích cực về an ninh trật tự, vun đắp nghĩa tình quân dân và sự trưởng thành từ chính những chiến sĩ Công an bám cơ sở.

Hôm nay (21/5), Lễ bốc thăm ASEAN Mitsubishi Electric Cup (tiền thân là AFF Cup) năm 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Đội tuyển Việt Nam cũng sẽ khởi động cho chiến dịch này dưới thời huấn luyện viên Kim Sang Sik.

Quá trình thi công móng cột xảy ra sạt lở làm nhiều người thương vong, mở đường công vụ trái phép trên đất rừng phòng hộ, tự ý chặt hạ cây gỗ rừng tự nhiên và tại nhiều vị trí móng cột vẫn còn vướng mắc đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB)... là những tồn tại, vướng mắc liên quan đến quá trình thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh.

Chiều 20/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đã khởi tố bổ sung vụ án hình sự, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Thị Chung (SN 1978, Trưởng phòng Quản lý nhân sự Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ Hoàng Kim Giáp) để điều tra về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文