Nga nói gì về khả năng tổng động viên cho chiến dịch ở Ukraine?

14:12 05/05/2022

Nga khẳng định tin đồn về khả năng ban bố tổng động viên cho chiến dịch ở Ukraine là vô căn cứ, nhằm gieo rắc sự hoang mang trong dân chúng.

Quân nhân Nga tham gia diễn tập cho lễ duyệt binh Chiến thắng. Ảnh: Getty Images

Interfax ngày 5/5 dẫn lời Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Duma Quốc gia, tức Hạ viện Nga, ông Yuri Shvytkin, bác bỏ khả năng diễn ra một cuộc tổng động viên ở Nga, khẳng định đây là tin đồn "có nguồn gốc nước ngoài nhằm gieo rắc hoang mang, lo lắng cho người dân".

Phát biểu trên được đưa ra sau khi các hãng tin phương Tây nói rằng Nga chuẩn bị tuyên chiến chính thức với Ukraine trong thời gian tới nhằm tiến hành tổng động viên ở nước này và gia tăng tốc độ của chiến dịch quân sự đặc biệt trên lãnh thổ Ukraine.

Theo lời các nhân vật được truyền thông phương Tây mô tả là chuyên gia có hiểu biết về vấn đề, tuyên bố tuyên chiến có thể được đưa ra vào ngày 9/5, thời điểm Nga duyệt binh kỉ niệm 77 năm Ngày Chiến thắng phát xít trong Chiến tranh Thế giới II.

Trước phát biểu của ông Yuri Shvytkin, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitri Peskov ngày 4/5 cũng khẳng định Nga không có kế hoạch tuyên chiến chính thức với Ukraine. "Điều này không đúng, điều này là vô nghĩa… không nên nghe những thông tin như vậy", ông Peskov nói.

Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm "phi quân sự hóa và phi phát xít hóa" Ukraine từ ngày 24/2. Moscow khẳng định họ không đặt mục tiêu chiếm đóng lãnh thổ quốc gia láng giềng và chỉ nhắm mục tiêu vào các cơ sở quân sự.

Từ đầu tháng 4/2022, Nga chuyển sang giao đoạn 2 của chiến dịch, đặt mục tiêu giúp hai nước cộng hòa ly khai tự xưng mà Nga công nhận ở miền Đông Ukraine giành quyền kiểm tỉnh Donetsk và Lugansk, vốn được hai thực thể này coi là lãnh thổ hợp pháp.

Thiện Nhân

“Lực lượng chức năng đang khẩn trương tiến hành các biện pháp cứu nạn, cứu hộ… Đề nghị cơ quan, tổ chức và nhân dân phối hợp cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan đến người, phương tiện bị nạn và các thông tin khác có liên quan đến vụ việc trên!”, tiếng loa phát thanh liên tục vang lên trên bờ sông Hồng, mang theo cả nỗi xót xa và sự hy vọng của những CBCS Công an, lực lượng cứu hộ, cứu nạn và cả của người dân, đang mong chờ một phép màu đến với những người bị nạn. 

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, đêm 9/9 và rạng sáng 10/9, nhiều địa bàn của tỉnh Tuyên Quang tiếp tục có mưa to đến rất to. Lượng nước trên các sông liên tục dâng cao gây ngập úng nhiều khu vực. Để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, Công an tỉnh Tuyên Quang đã chủ động triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ người dân di chuyển đến nơi tránh trú an toàn.

Trận mưa từ chiều và đêm qua và rạng sáng nay (10/9), đã gây ngập lụt trên một số tuyến phố ở Thủ đô, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lưu thông của người và các phương tiện. Lực lượng CSGT rất vất vả trong giờ cao điểm sáng để điều tiết, hỗ trợ người dân đi qua các điểm ngập.

Rạng sáng 10/9, tại thôn Làng Dạ 2, xã Cam Đường, TP Lào Cai xảy ra sạt lở đất nghiêm trọng gây hư hại tài sản, sập nhà cửa. Rất may, 10 hộ dân với 45 nhân khẩu tại đây đã thoát nạn do được lực lượng công an và chính quyền xã di dời từ đêm hôm trước.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, mực nước trên sông Thao tại Yên Bái lúc 5h sáng nay lên tới 35,22m, trên mức lũ lịch sử năm 1968. Sông Cầu nước dâng lên 28,81m, vượt qua kỷ lục lịch sử được thiết lập vào 65 năm trước. Cảnh báo ngập lụt sâu tại 9 tỉnh miền Bắc.

Ngày 10/9, thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai cho biết, hai tàu hút, loại tàu vận tải khoảng 100 tấn (chưa rõ nguồn gốc) trôi dạt từ thượng nguồn sông Hồng qua cầu Cốc Lếu, rồi dạt qua cầu Phố Lu huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã được lực lượng chức năng phối hợp cùng người dân lai dắt cứu hộ thành công.

8 giờ 30 phút sáng 10/9, Công ty Cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội đã phát đi thông báo khẩn nêu rõ: Do ảnh hưởng của bão số 3, ngành đường sắt ngừng chạy tất cả các đoàn tàu qua cầu Long Biên, cho đến khi có thông báo mới.

Hàng chục nghìn cây xanh gãy, đổ khi siêu bão Yagi (cơn bão số 3) quét qua Hà Nội. Trong đó không chỉ có những cây nhỏ mới trồng mà còn có nhiều cây cổ thụ, cây quý. Theo Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng Hà Nội), ước tính, có khoảng 1.200 cây xanh trong số các cây bị gãy đổ do bão có giá trị và đường kính dưới 25cm có thể chăm sóc để phục hồi. Số lượng lớn cây xanh gãy đổ do yếu tố mưa bão bất khả kháng là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, liệu có còn những nguyên nhân khác là vấn đề không ít người băn khoăn khi hình ảnh những cây mới trồng bị bật gốc vẫn còn nguyên những tấm nilong bọc bầu, những hố trồng nông choẹt…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文