Nga, Ukraine tranh chấp kho báu bằng vàng cổ vô giá

16:06 27/10/2021

Kho báu bằng vàng của người Scythia được các bảo tàng ở Crimea gửi tới trưng bày tại một cuộc triển lãm tại Hà Lan đầu năm 2014, ngay trước khi Crimea đã được sáp nhập vào Nga.

Tháng 2/2014, khi Crimea vẫn thuộc Ukraine, một bộ sưu tập – kho báu hàng trăm cổ vật, gồm một chiếc chiếc mũ bằng vàng nặng hơn 1kg được chạm khắc tinh xảo cùng nhiều trang sức quý của người Scythia, đã được 4 viện bảo tàng ở Crimea cho bảo tàng Allard Pierson tại thành phố Amsterdam, Hà Lan, mượn để trưng bày tại triển lãm "Crimea: Vàng và Bí mật của Biển Đen".

Nga, Ukraine tranh chấp khó báu vàng cổ -0
Một món đồ bằng vàng của người Scythia nằm trong bộ sưu tập tranh cãi giữa Nga và Ukraine. Ảnh: TASS

Vài tuần sau, tháng 3/2014, khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine leo thang, người dân Crimea đã tham gia trưng cầu dân ý và quyết định sáp nhập bán đảo này về với Nga. Rắc rối bắt đầu từ đây khi cả Kiev và các bảo tàng ở Crimea đều cho rằng mình là chủ sở hữu của kho báu vô giá tuổi đời hơn 2.000 năm này.

Hôm 26/10, tranh cãi một lần nữa bùng lên khi toà án phúc thẩm tại thành phố Amsterdam của Hà Lan phán quyết số cổ vật bằng vàng của người Scythia là "một phần di sản văn hóa của Ukraine", do đó chúng cần "được bàn giao cho phía Ukraine" chứ không phải các bảo tàng ở Crimea.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi phán quyết của toà phúc thẩm Hà Lan là một chiến thắng. "Chúng ta sẽ giành lại những gì thuộc về mình. Sau cổ vật bằng vàng của người Scythia sẽ là bán đảo Crimea", ông Zelensky tự tin tuyên bố, theo AFP.

Trong khi đó, các viện bảo tàng ở Crimea cùng một loạt quan chức, nghị sĩ Nga đã phản đối phán quyết trên.

TASS dẫn lời nghị sĩ Nga Viktor Vodolatsky khẳng định, phán quyết được ban bố dưới áp lực chính trị của Mỹ. Ông Vodolatsky lập luận rằng, số cổ vật của người Scythia đã nằm trong các bảo tàng ở Crimea trước khi khu vực Crimea được Nga chuyển giao cho Ukraine năm 1954 dưới thời Liên bang Xô Viết.

Ông Georgy Muradov, Đặc phái viên của Tổng thống Nga tại Crimea thì khẳng định: "Những đồ vật này đã được khai quật ở Crimea và được đặt tại các bảo tàng của Crimea từ lâu. Vì vậy, chúng phải được đưa trở lại nơi chúng thuộc về".

Quan chức phụ trách các vấn đề pháp lý của Crimea thuộc Văn phòng Tổng thống Nga, ông Alexander Molokhov nhấn mạnh, phía Nga sẽ sớm kháng cáo lên Tòa án tối cao Hà Lan. Đến khi có phán quyết cuối cùng, bảo tàng Allard Pierson sẽ tiếp tục giữ số cổ vật trên tại một nơi "an toàn".

Scythia là tộc người di cư từ Trung Á tới miền Nam nước Nga và Đông Âu từ thời xa xưa, sau đó lập nên một đế chế hùng mạnh, giàu có trên phần lãnh thổ Crimea ngày nay. Người Scythia được mệnh danh là bậc thầy trong việc đúc, rèn kim loại và khảm trang sức.

The Moscow Times nói rằng, bộ sưu tập tranh cãi giữa Nga và Ukraine gồm các món đồ được người Scythia chế tác từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên đến thời Trung Cổ, khi Crimea "nằm ở ngã tư của các tuyến đường thương mại cổ đại".

Thiện Nhân

Từ ngày 21/7, chính phủ Hàn Quốc sẽ bắt đầu phân phát tiền để toàn bộ người dân kích thích tiêu dùng nội địa, một động thái nằm trong gói hỗ trợ kinh tế đặc biệt trị giá hàng chục nghìn tỉ won, được Quốc hội Hàn Quốc thông qua vào đầu tháng 7.

Cô gái trẻ 20 tuổi bị nước lũ cuốn khi đang đi cắm trại cùng gia đình ven bờ sông Guadalupe, thành phố Ingram, hạt Kerr, bang Texas. Cô đã trôi qua 4 con đập và những cây cầu trước bám được vào một cành cây ở khu vực Center Point. Vị trí cô được tìm thấy cách nơi cắm trại 32km.

Reuters hôm 5/7 cho biết, truyền thông Iran cùng ngày đã đăng một video ghi lại cảnh Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei dự một sự kiện tôn giáo và đây là lần đầu tiên ông Ali Khamenei xuất hiện công khai kể từ khi xung đột Israel-Iran bùng phát.

Vừa qua, hàng loạt đường dây buôn bán, kinh doanh hàng giả với quy mô rất lớn, đủ chủng loại từ thực phẩm, thuốc, hàng tiêu dùng được các cơ quan chức năng triệt phá, được dư luận đồng tình ủng hộ. Nhưng qua các đường dây bị bóc gỡ cũng đã lộ ra nhiều lỗ hổng trong công tác quản lý, khiến hàng giả, hàng nhái mặc sức tung hoành, trở thành vấn nạn, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng.

Chợ tự phát ở TP Hồ Chí Minh mọc lên rất nhiều quanh các khu công nghiệp, khu chế xuất, chợ truyền thống… Và chợ tự phát nào cũng lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi buôn bán đầy đủ các loại lương thực, thực phẩm như ở chợ truyền thống. Hình ảnh lấn chiếm lòng, lề đường cũng không còn ai phải để tâm nhiều, thậm chí còn xem đó là việc bình thường ở… chợ!

Phía trên Hà Nội FC, CLB Nam Định gia hạn 13 trụ cột và nhanh chóng chiêu mộ 2 nội binh ở kỳ chuyển nhượng. Phía dưới đội bóng thủ đô, CLB bóng đá Công an Hà Nội và Thể Công Viettel cũng nườm nượp tuyển quân hướng tới mùa giải mới. Chưa kể, tân binh Ninh Bình cũng sẵn sàng “phá két” để có được các ngôi sao. Hành trình tìm lại ánh hào quang vô địch của Hà Nội FC thực sự gian nan và nhiều thách thức.

Bầu trời châu Âu những ngày này không còn là màu xanh hy vọng, mà phủ một lớp mờ đục của khói lửa và hơi nóng bốc lên ngột ngạt. Một đợt nắng nóng chưa từng có trong lịch sử đang thiêu đốt lục địa già, biến những vùng đất trù phú thành “chảo lửa”, đẩy hàng nghìn người vào cảnh ly tán, cướp đi sinh mạng và để lại những vết thương sâu hoắm trên thân thể thiên nhiên.

Sau khi tỉnh Đồng Nai mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ tỉnh Bình Phước cũ, các cơ quan quản lý bến xe, doanh nghiệp (DN) vận tải đã nhanh chóng vào cuộc với nhiều giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo hoạt động giao thông công cộng thông suốt, ổn định và từng bước nâng chất lượng phục vụ.

Avương là xã biên giới thuộc TP Đà Nẵng, được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 xã Avương, Bhalêê, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cũ. Xã Avương mới có diện tích khá rộng, lên đến 225,3km2, dân số gần 5.500 người, trong đó hơn 95% là đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là người Cơ Tu).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.