Người dân chạy trốn sau tuyên bố trái ngược của Nga-Ukraine về vụ vỡ đập

05:47 07/06/2023

Dòng nước lũ tràn qua đập thủy điện Nova Kakhovka trên sông Dnipro ngăn cách các lực lượng Nga và Ukraine ở miền nam Ukraine hôm 6/6 đã làm ngập một vùng chiến sự, buộc nhiều người dân phải chạy trốn trước nguy cơ lũ lụt tăng cao.

Người dân được giải cứu khỏi các khu vực bị ngập lụt do vỡ đập. Ảnh: Reuters

Hơn 600 ngôi nhà thuộc 3 khu dân cư ở bên bờ sông Dnieper gần đập thủy điện Nova Kakhovka đã bị ngập, trong khi đất nông nghiệp dọc sông Dnieper đã bị cuốn trôi sau vụ vỡ đập ngày 6/6. Đây là đập thủy điện cung cấp nước cho một vùng đất rộng lớn ở miền nam Ukraine, bao gồm cả bán đảo Crimea, cũng như làm mát nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia.

Ukraine cáo buộc Nga đã phạm một tội ác khi cho nổ tung đập Nova Kakhovka, trong khi Điện Kremlin lại cho rằng đây là sự phá hoại có chủ ý của Ukraine nhằm đánh lạc hướng khỏi việc phát động một cuộc phản công lớn nhằm vào Moscow.

Hiện, không bên nào đưa ra bằng chứng công khai về việc ai là người có lỗi. Công ước Geneva cấm các hành vi nhắm mục tiêu vào các đập trong chiến tranh vì nguy hiểm cho thường dân.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong một bài phát biểu qua video rằng các công tố viên của ông đã tiếp cận Tòa án Hình sự Quốc tế về vụ vỡ đập, đồng thời lên án vụ tấn công vào đập Nova Kakhovka ở phía Nam là "một quả bom môi trường hủy diệt hàng loạt".

Hình ảnh vệ tình ghi lại một phần vụ vỡ đập. Ảnh: MAXAR

Xe buýt, xe lửa và các phương tiện cá nhân đã được huy động để chở người dân gần khu vỡ đập đến nơi an toàn trong khi một số người phải lội nước, mang theo vật nuôi và hành lý di tản. "Cư dân đang ngồi trên mái nhà của họ chờ được giải cứu", Oleksiy Kuleba, một quan chức tham mưu cấp cao của Ukraine chia sẻ.

Các quan chức Ukraine cho biết hơn 1.000 người đã được giải cứu khỏi thành phố Kherson cùng với cư dân được sơ tán khỏi các thị trấn và làng mạc bị ngập lụt. Tổng thống Ukraine nhận định khoảng 80 khu dân cư nằm trong vùng lũ lụt. Hãng thông tấn RIA lại đưa thông tin rằng khoảng 22.000 người ở vùng Kherson có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi vụ vỡ đập hôm 6/6.

Yevheniya, một phụ nữ ở Nova Kakhovka trên bờ sông Dnipro, cho biết: "Mỗi giờ nước đổ về ngày càng nhiều. Nó rất bẩn".

Hàng nghìn người dân vùng chiến sự bị ảnh hưởng bởi vụ việc. Ảnh: Reuters

"Trường học địa phương và sân vận động ở trung tâm thành phố của chúng tôi đã bị ngập lụt. Con đường bị ngập hoàn toàn, xe buýt của chúng tôi bị kẹt", Lidia Zubova, 67 tuổi, chia sẻ khi bà đợi một chuyến tàu rời Kherson sau khi di tản khỏi ngôi làng Antonivka đang ngập trong nước. 

Reuters nhận định, việc đập Nova Kakhovka bị phá hủy đe dọa một thảm họa mới ở trung tâm vùng chiến sự và làm thay đổi chiến tuyến ngay khi Ukraine chuẩn bị một cuộc phản công đã được chờ đợi từ lâu nhằm vào Nga. 

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cùng ngày cho biết, lực lượng Nga đã đánh bại các trận phản công của Ukraine trong 3 ngày đầu tiên, khiến hơn 3.700 binh sĩ Ukraine thiệt mạng hoặc bị thương. Ukraine bác bỏ các tuyên bố của Nga nhưng không đưa ra thông tin chi tiết về các cuộc tấn công.

An Nhiên

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文