Người Phương Tây tự vấn mục đích đối với Nga

07:14 01/07/2023

Cả luật sư Mỹ, nhà bình luận Mỹ và giáo sư Serbia đều có chung nhận định rằng, phương Tây, đặc biệt là Mỹ, muốn sử dụng nhiều cách thức khác nhau, bao gồm cả thông qua Ukraine, để gây thiệt hại cho Nga, thậm chí làm tan rã quốc gia Đông Âu này.

Hội đồng châu Âu (EP) ngày 30/6 công bố Tuyên bố chung trong đó xác nhận lãnh đạo 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận các nỗ lực tăng cường hơn nữa sức ép đối với Nga bao gồm thông qua các lệnh trừng phạt, việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả các lệnh trừng phạt cũng như ngăn chặn hành vi lách luật. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo EU hoan nghênh việc thông qua gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga.

Nhập khẩu của Nga gần như phục hồi về mức trước xung đột. Ảnh: RIA Novosti

Cũng trong tuyên bố chung, EP cho biết EU sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine chừng nào còn cần thiết. Các thảo luận về mở rộng viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine đứng đầu chương trình nghị sự một cuộc họp gần đây của Ngoại trưởng các nước EU tổ chức ở Luxembourg vào ngày 26/6.

Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell tóm tắt kết quả hội nghị này như sau: “Kết luận từ cuộc tranh luận của chúng tôi là rõ ràng, tôi muốn nhấn mạnh điều này: phải tiếp tục hỗ trợ Ukraine hơn bao giờ hết. Tiếp tục tăng cường ủng hộ, các loại ủng hộ, đặc biệt là về mặt quân sự”. Mỹ gần đây cũng bày tỏ sẵn sàng công bố một gói viện trợ quân sự mới trị giá 500 triệu USD dành cho Ukraine. Gói này dự kiến bao gồm xe chiến đấu Bradley và xe bọc thép chở quân Stryker.

Nhà nghiên cứu Stevan Gajic, giáo sư tại Viện Nghiên cứu châu Âu ở Thủ đô Belgrade của Serbia, chỉ ra rằng, “toàn bộ logic của phương Tây và các tuyên bố” đều liên quan đến chiến dịch của Mỹ và đồng minh tiếp tục gây tổn hại cho Nga, đặc biệt là bằng việc đổ thêm dầu vào xung đột ở Ukraine. Ông khẳng định: “Mỹ muốn kéo Nga vào một loạt xung đột nội bộ. Họ muốn gây cho Nga thật nhiều tổn hại thông qua Ukraine”. Vị giáo sư cũng gợi ý rằng, các nước phương Tây “cuối cùng muốn chia tách nước Nga thông qua việc tạo ra các nhà nước bù nhìn giống như trong các bộ phim Hollywood”.

Chia sẻ quan điểm này, luật sư Mỹ Dan Kovalik nói rằng, Nhà Trắng quan tâm đến việc kéo dài xung đột Ukraine bởi vì họ muốn thông qua nước này để “làm suy yếu nước Nga”. Đề cập cuộc nổi loạn mới đây của hãng quân sự tư nhân Wagner, luật sư Dan Kovalik cho rằng các nước phương Tây “muốn đẩy nhanh quá trình gây bất ổn cho nước Nga”.

Trong khi đó, ông Michael Shannon, một nhà bình luận chính trị chuyên viết bài cho công ty truyền thông Newsmax của Mỹ đưa ra “2 lý do” khả thi liên quan đến việc Washington cố gắng cung cấp cho Kiev các gói quân sự hạng nặng. Ông nói: “Thứ nhất, cuộc phản công mùa xuân vẫn chưa tiến được xa cho tới thời điểm này. Vẫn không khác nhiều với thế giằng co hồi mùa đông. Do vậy, các xe quân sự trên là để thay thế những xe bị tổn thất trong chiến đấu. Thứ hai, họ có thể tin rằng, cuộc binh biến Wagner đã làm suy yếu vị thế của Nga ở Ukraine cả về vật chất lẫn tinh thần. Họ muốn bồi tiếp đòn nữa càng sớm càng tốt”.

Trên thực tế, theo nhận định của Tiến sĩ Nicholas Mulder, Phó Giáo sư tại Đại học Cornell, tác giả của cuốn sách “Vũ khí kinh tế: Sự trỗi dậy của các biện pháp trừng phạt như một công cụ của chiến tranh hiện đại” (2022), sau hơn 1 năm áp đặt, các biện pháp trừng phạt đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Nga và triển vọng tăng trưởng trong tương lai của nước này. Nhưng chúng đã không gây ra sự sụp đổ nền kinh tế của Nga cũng như không giúp chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Ông cho rằng đã có rất nhiều sự tập trung vào việc sự thống trị của đồng USD tạo điều kiện thuận lợi cho các biện pháp trừng phạt tài chính của phương Tây như thế nào, trong khi một xu hướng đối kháng mạnh mẽ hầu như không được chú ý: sự trỗi dậy của các cường quốc kinh tế châu Á là nhân tố tạo điều kiện cho chuyển hướng thương mại làm giảm bớt tính hiệu quả của các biện pháp trừng phạt từ phương Tây.

Chiến dịch trừng phạt năm 2022 chống Nga của phương Tây cho thấy sự thiếu hiệu quả trước sức mạnh kinh tế đến từ châu Á. Các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moscow, như một quan chức của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nhằm gây “sốc và sợ hãi” về kinh tế. Tuy nhiên sau một cú sốc và cuộc khủng hoảng tài chính nhẹ ban đầu, Nga đã định tuyến lại phần lớn hoạt động thương mại của mình đối với các nền kinh tế châu Á và vượt qua các lệnh trừng phạt.

Các nền kinh tế châu Á đã đóng vai trò là điểm đến thay thế cho hàng xuất khẩu của Nga cũng như các nguồn nhập khẩu mới. Liên kết thương mại với Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia vùng Vịnh và các nước Trung Á đã giúp Nga duy trì nền kinh tế. Thương mại song phương giữa Nga và Trung Quốc tăng 29% vào năm 2022 và 39% trong quý đầu tiên của năm 2023.

Giá trị thương mại song phương có thể đạt trên 230 tỷ USD vào cuối năm 2023 - lớn hơn tổng thương mại song phương của Trung Quốc với các nền kinh tế như Australia, Đức. Năm 2022, thương mại của Nga với Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất đã tăng 68%, trong khi thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ tăng 87%. Thương mại Nga - Ấn Độ cũng tăng 205%, lên 40 tỷ USD.

Chuyển hướng xuất khẩu là “cứu cánh” cho doanh số bán năng lượng của Nga, chiếm một phần lớn trong thương mại của nước này. Tháng 1/2022, các nước châu Âu đã nhập khẩu 1,3 triệu thùng dầu mỗi ngày của Nga trong khi các khách hàng châu Á mua 1,2 triệu thùng. Đến tháng 1/2023, doanh số bán hàng của Nga sang châu Âu giảm xuống dưới 100.000 thùng mỗi ngày nhưng xuất khẩu sang châu Á tăng lên 2,8 triệu thùng.

Nhu cầu của châu Á đã thay thế cho sự sụt giảm xuất khẩu dầu sang châu Âu. Ấn Độ đã trở thành nước mua dầu thô vận chuyển bằng đường biển lớn nhất của Nga, mua hơn 1,4 triệu thùng mỗi ngày kể từ đầu năm 2023. Các nhà nhập khẩu Trung Quốc cũng mua từ 800.000 - 1,2 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2022. Trong một năm, Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia vùng Vịnh đã thay thế hoàn toàn nhu cầu của châu Âu đối với xuất khẩu dầu của Nga.

Các nhà xuất khẩu châu Á cũng đã lấp đầy một phần khoảng trống do các nhà cung cấp thiết bị sản xuất tiên tiến và công nghệ cao của phương Tây để lại. Các công ty Trung Quốc hiện chiếm 40% doanh số bán ô tô mới và 70% doanh số điện thoại thông minh ở Nga. Việc phương Tây rút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp ôtô trong nước của Nga, nhưng Moscow đã chuyển sang nhập khẩu ôtô đã qua sử dụng của châu Âu và Nhật Bản thông qua các nước thứ ba, trong đó ôtô mới chủ yếu đến từ Trung Quốc. Trung Quốc (và Hồng Kông) đã trở thành những nhà cung cấp vi mạch chính mà Nga bắt đầu dự trữ trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Trong năm 2022, các công ty Nga chuyển sang nhập khẩu chip cao cấp hơn, với giá trị nhập khẩu chất bán dẫn và vi mạch điện tử tăng 36% so với năm 2021.

Bằng cách đóng vai trò là nhà cung cấp, khách hàng thay thế của nền kinh tế Nga trên thị trường toàn cầu, các nước châu Á đã giảm đáng kể tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây với Moscow. Trong khi các biện pháp trừng phạt đã làm giảm tiềm năng tăng trưởng của Nga, nền kinh tế của nước này đã được duy trì nhờ sự tái tổ chức thương mại lớn. Sự tham gia của Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore trong các biện pháp trừng phạt tài chính và công nghệ ít có tác dụng, một phần vì quan hệ thương mại giữa các quốc gia châu Á và Nga vẫn tiếp tục trong lĩnh vực sản xuất và năng lượng.

Khổng Hà (tổng hợp)

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3-4 tầng như hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng, sự điều chỉnh này là hướng mở phù hợp, cần thiết nhằm góp phần giải quyết bài toán quá tải trường lớp ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nơi quỹ đất để xây trường trong nội thành ngày càng eo hẹp.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Mê Linh, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông xảy ra khoảng 5h10' ngày 27/11/2024 tại đường Mê Linh theo hướng từ đường Võ Văn Kiệt đi tỉnh Vĩnh Phúc thuộc xóm Soi, thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, TP Hà Nội giữa xe ôtô BKS 29C - 733.12 với người đi bộ.

Sau hơn 6 giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng cùng người dân đã phát hiện, vớt thành công thi thể của 2 mẹ con nhảy cầu tự tử vào trưa cùng ngày.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cho biết nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được, ông sẽ yêu cầu đồng minh này của Mỹ giao lại kênh đào.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文