Nhà khoa học Việt Nam được WHO chọn vào nhóm điều tra COVID-19 là ai?

13:37 14/10/2021

Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng là một trong số 26 nhà khoa học được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất tham gia nhóm điều tra nguồn gốc của đại dịch COVID-19 và các mầm bệnh mới có nguy cơ chuyển biến thành đại dịch. 

CNBC ngày 14/10 đưa tin, WHO đã công bố một danh sách đề xuất gồm 26 nhà khoa học tham gia Nhóm Cố vấn về Nguồn gốc các mầm bệnh mới (SAGO). Nhóm này được chọn từ hơn 700 ứng viên ở 26 quốc gia và danh sách cuối cùng sẽ được công bố sau hai tuần tham vấn cộng đồng.

Theo đề xuất của WHO, tiến sỹ Phillip Alviola thuộc Viện Khoa học Sinh học (Đại học Philippines), người đã nghiên cứu virus từ loài dơi trong hơn một thập kỷ, sẽ trở thành trưởng nhóm thợ săn virus. 

Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng (trái) được WHO đề xuất vào nhóm cố vấn SAGO. Ảnh: Reuters.

Đặc biệt, trong danh sách này có tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng, một nhà khoa học Việt Nam với hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc tại các quốc gia đang phát triển. Ông nhận bằng cử nhân sinh học tại Việt Nam và bằng tiến sĩ khoa học đời sống - môi trường tại Pháp. Ông hiện là lãnh đạo Chương trình Sức khỏe con người và động vật tại viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế ở Nairobi và là đại diện khu vực Đông Á và Đông Nam Á tại Viện Nghiên cứu Vật nuôi Quốc tế (ILRI).

Thông tin từ Viện Nghiên cứu Vật nuôi Quốc tế (ILRI) nêu rõ, tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng hiện đang tập trung nghiên cứu mối liên kết giữa sức khoẻ và nông nghiệp, an toàn thực phẩm, các bệnh lây nhiễm và bệnh do động vật truyền sang người, trong đó, chú trọng đánh giá rủi ro để quản lý an toàn thực phẩm toàn diện.

Ông Hùng còn là lãnh đạo hàng đầu về an toàn thực phẩm trong chương trình nghiên cứu về nông nghiệp, dinh dưỡng và sức khoẻ (A4NH) của Nhóm tư vấn nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (CGIAR) và là Chủ tịch nhóm làm việc Thống nhất một cách tiếp cận y tế trong phản ứng với COVID-19 thuộc Trung tâm nghiên cứu về COVID-19 của CGIAR.

Trước khi gia nhập ILRI, Tiến sĩ Hùng từng là người đồng sáng lập Trung tâm Y tế Cộng đồng và Nghiên cứu Hệ sinh thái (CENPHER) tại Đại học Y tế Cộng đồng của Hà Nội.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Hùng cùng nhóm chuyên gia của WHO tại Vũ Hán. Ảnh: Japan Times.

Chia sẻ về cuộc điều tra này, ông Nguyễn Việt Hùng đăng tải trên trang mạng cá nhân như sau: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng, chúng ta cần phải thực tế. Một cuộc điều tra ngắn sẽ không thể giúp giải đáp mọi câu hỏi, nhưng điều đó giúp chúng ta nâng cao nhận thức về nguồn gốc virus”.

Tổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom cho biết, WHO rất hài lòng với tầm cỡ của các chuyên gia được lựa chọn cho SAGO từ khắp nơi trên thế giới và mong muốn được hợp tác với họ để giúp thế giới an toàn hơn. 

Theo WHO, nhóm cố vấn nêu trên sẽ có nhiệm vụ tư vấn cho WHO về việc xây dựng một khuôn khổ toàn cầu nhằm xác định và hướng dẫn các nghiên cứu về nguồn gốc của những mầm bệnh mới có nguy cơ chuyển biến thành đại dịch. 

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường như hiện nay, SAGO sẽ cung cấp đánh giá độc lập về các phát hiện khoa học và kỹ thuật sẵn có từ những nghiên cứu toàn cầu về nguồn gốc SARS-CoV-2.

Hồi đầu năm nay, WHO đã cử nhóm chuyên gia đầu tiên đến Trung Quốc để điều tra nguồn gốc dịch bệnh. Báo cáo của nhóm chuyên gia cho biết, virus SARS-CoV-2 có thể bắt nguồn từ động vật trước khi lây lan sang con người vào khoảng tháng 12/2019, đồng thời khẳng định giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là "cực kỳ khó xảy ra".

Linh Đan

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文