Nhật Bản có Chính phủ mới

07:47 05/10/2021

Tân Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) Kishida Fumio chính thức được Hạ viện bầu giữ vị trí Thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản, mở đường để ông hiện thực hóa cam kết “chèo lái” đất nước vượt qua thách thức gây ra bởi COVID-19, cũng như góp phần đưa Nhật Bản đóng góp tích cực hơn nữa vào các vấn đề toàn cầu.

Ông Kishida Fumio, cựu Ngoại trưởng Nhật Bản, tân Chủ tịch đảng LDP cầm quyền, đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bỏ phiếu diễn ra ngày 4/10 tại Hạ viện nước này với 311/458 phiếu ủng hộ, qua đó trở thành vị Thủ tướng thứ 100 của đất nước “Mặt trời mọc”, thay thế ông Suga Yoshihide, Nikkei đưa tin. “Đây thực sự là điểm khởi đầu. Tôi sẽ thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm cao và tinh thần cương quyết”, ông Kishida phát biểu trước khi đảm nhiệm cương vị mới.

Cùng ngày, ông Kishida đã công bố danh sách 20 Bộ trưởng, bao gồm 13 gương mặt lần đầu tiên tham gia một nội các. Trong số họ có 3 phụ nữ, đảm trách các vấn đề công nghệ số, tiêm chủng vaccine và vấn đề dân số. Người trẻ nhất nội các là Bộ trưởng An ninh kinh tế, ông Takayuki Kobayashi, 46 tuổi. Tân Thủ tướng Nhật Bản giữ lại một số vị trí quan trọng từ chính phủ tiền nhiệm là Ngoại trưởng Motegi Toshimitsu và Bộ trưởng Quốc phòng Kishi Nobuo.

Đáng chú ý, ông Kishida đã lựa chọn ông Matsuno Hirokazu, người đã từng giữ chức Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ trong chính quyền của cựu Thủ tướng Abe Shinzo, làm Chánh Văn phòng Nội các. Đây là vị trí quan trọng thứ hai trong nội các, có nhiệm vụ điều phối chính sách giữa các bộ, ngành và là người phát ngôn cao nhất Chính phủ Nhật Bản.

Các nghị sĩ Nhật Bản vỗ tay chúc mừng ông Kishida Fumio trở thành Thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản sau phiên bỏ phiếu ngày 4/10.  Ảnh: Reuters

Thủ tướng Kishida, 64 tuổi, sinh ra trong một gia đình có truyền thống chính trị, cha và ông nội đều từng là nghị sĩ. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1982, ông Kishida làm việc tại một ngân hàng trước khi trở thành thư ký của một nghị sĩ Quốc hội từ năm 1987. Năm 1993, ông lần đầu được bầu vào Hạ viện. Từ 1999, ông Kishida đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong nội các và đảng cầm quyền, gồm vị trí Quốc vụ khanh phụ trách Okinawa và Vùng lãnh thổ phương Bắc vào năm 2007, Bộ trưởng phụ trách vấn đề tiêu dùng vào năm 2008 và Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề quốc hội của LDP năm 2011. Năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng dưới thời chính quyền cựu Thủ tướng Abe và giữ chức vụ này cho tới tháng 8/2017.

Ông Kishida trở thành Thủ tướng chỉ gần một tháng trước cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra ngày 31/10 tới. Giới quan sát cho rằng, một trong những nhiệm vụ then chốt lúc này của ông Kishida là hàn gắn nội bộ LDP, vốn đã bộc lộ nhiều rạn nứt sau cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo hồi tuần trước. Kế tiếp đó, ông cần đảm bảo đảng LDP giành đa số ghế tại Hạ viện trong kì bầu cử tới. Đây sẽ là một kì bỏ phiếu khó khăn với LDP khi 4 đảng đối lập, gồm đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản (CDPJ), đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP), đảng Dân chủ Xã hội (SDP) và Reiwa Shinsengumi, đã liên kết để tìm cách vượt qua đảng cầm quyền.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Nhật Bản, vốn cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ ủng hộ giành cho chính quyền tiền nhiệm của ông Suga Yoshihide sụt giảm, tân Thủ tướng Nhật Bản rõ ràng đứng trước áp lực phải sớm ban bố các chính sách chống dịch thống nhất và hiệu quả, đồng thời cải thiện khả năng chống chịu của nền kinh tế. Trong chiến dịch tranh cử, ông Kishida đã kêu gọi soạn thảo gói kích thích kinh tế có trị giá “hàng chục nghìn tỷ yen”. Ông cũng đề nghị duy trì lãi suất siêu thấp để hỗ trợ cho nền kinh tế đang gặp khó khăn vì dịch bệnh, đồng thời ủng hộ tạm dừng thực hiện mục tiêu đưa cán cân ngân sách cơ bản của nhà nước trở lại trạng thái thặng dư vào năm 2025. Ngoài dịch bệnh, ông Kishida còn đương đầu một loạt vấn đề khác như già hóa dân số, củng cố hệ thống an sinh xã hội,. Đây là những vấn đề mà hai người tiền nhiệm của ông chưa thể giải quyết.

Về đối ngoại, thách thức đáng kể nhất với ông là cân bằng quan hệ giữa Nhật Bản với các nước lớn, nhất là Mỹ và Trung Quốc. Trong chiến dịch tranh cử, ông Kishida từng mô tả Tokyo là “tuyến đầu” của sự cạnh tranh giữa Bắc Kinh và Washington. Vị tân Thủ tướng Nhật Bản khẳng định ông coi quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ là nền tảng để đối phó với các thách thức an ninh, song cũng đề cao quan hệ hợp tác kinh tế cùng Trung Quốc, bởi Bắc Kinh là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Tokyo. Đề cập đến vấn đề Triều Tiên, nhà lãnh đạo Nhật để ngỏ khả năng có cuộc gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trực tiếp hoặc trong khuôn khổ đa phương.

Đáng chú ý, ông Kishida nhấn mạnh ông sẽ tiếp tục nỗ lực hiện thực hóa tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Đây là chiến lược từ thời cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe và được thúc đẩy mạnh mẽ thời gian qua. Nhà lãnh đạo Nhật Bản cam kết tham gia duy trì hòa bình và ổn định ở Nhật Bản cũng như xung quanh Nhật Bản, đưa Nhật Bản trở thành một bên quan trọng bằng cách đóng góp tích cực vào các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu. Ông Kishida cũng tái khẳng định quyết tâm hợp tác với các nước thuộc Bộ tứ (QUAD - gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ) cùng các đối tác tại khu vực và châu Âu.

Thiện Nhân

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文